Chlamydia là một căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay, có một số triệu chứng, biểu hiện rất giống với bệnh lậu, vì vậy mà có khá nhiều người nhầm lẫn hai căn bệnh này với nhau. Vậy chlamydia là bệnh gì, có phải lậu không, phân biệt như thế nào? Để làm rõ vấn đề này mọi người hãy theo dõi nội dung bài viết được các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thái Hà chia sẻ dưới đây nhé!
- Chi phí xét nghiệm bệnh xã hội là bao nhiêu
- Các địa chỉ khám bệnh xã hội ở Hà Nội uy tín hiện nay
Chlamydia là bệnh gì?
Bệnh chlamydia là căn bệnh thuộc nhóm bệnh xã hội nguy hiểm, thường bắt gặp ở cả nam giới và nữ giới, có tác nhân chính là do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis xâm nhập, phát triển gây ra. Bệnh gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng ở đường sinh dục khiến cho cơ quan sinh sản của người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng, từ đó khiến cho người bệnh dễ tăng cao tỷ lệ vô sinh hiếm muộn. Với nữ giới, Chlamydia còn có thể gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung, rất nguy hiểm.
Bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia Trachomatis khi có quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh bằng đường sinh dục, đường hậu môn hoặc đường miệng. Đối với trường hợp nữ giới đang mang thai những không may mắc bệnh có thể lây truyền chlamydia cho em bé trong khi sinh nở.
Hầu hết tất cả những trường hợp mắc phải bệnh chlamydia đều không xuất hiện triệu chứng trong giai đoạn đầu, nên rất dễ bị người bệnh bỏ qua. Sau thời gian ủ bệnh khoảng từ 7 – 21 ngày, bệnh phát triển, tại những vị trí có chứa mầm bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng có thể nhận biết được.
Ở nữ giới sẽ có một số biểu hiện, triệu chứng của bệnh như:
- Âm đạo tiết nhiều dịch dạng đặc, có màu sắc và mùi bất thường.
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đau đớn khi quan hệ tình dục, khả năng còn chảy máu sau khi quan hệ tình dục.
- Có hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường dù chưa đến kỳ kinh nguyệt, đau vùng bụng dưới.
- Đau nhức dữ dội vùng chậu (đây là dấu hiệu cho thấy Chlamydia Trachomatis đã gây viêm nhiễm lây lan đến tử cung và ống dẫn trứng).
Ở nam giới, triệu chứng của bệnh chlamydia sẽ bao gồm:
- Tiết nhiều dịch ở niệu đạo, dạng lỏng hoặc nhầy, thông thường buổi sáng sẽ tiết ra nhiều hơn, có màu và mùi bất thường.
- Đầu dương vật có hiện tượng bị chảy mủ.
- Đau nhức, căng tức vùng tinh hoàn, bệnh càng phát triển nặng các cơn đau sẽ càng đau đớn, khó chịu hơn.
- Có biểu hiện tiểu khó, tiểu rát, nóng rát, niệu đạo sưng tấy, ngứa và buốt theo dọc niệu đạo.
Bệnh Chlamydia có phải lậu không?
Bệnh lậu là căn bệnh như thế nào?
Bệnh lậu cũng là căn bệnh thuộc nhóm bệnh xã hội thường gặp ở cả nam giới lẫn nữ giới, bệnh có tác nhân chính là do song cầu khuẩn có tên Neisseria Gonorrhoeae xâm nhập, ký sinh, phát triển gây nên. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến niệu đạo, trực tràng và cổ họng của người bệnh (qua tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh khi quan hệ tình dục bằng đường sinh dục, đường hậu môn hoặc đường miệng).
Về vấn đề bệnh chlamydia có phải lậu không? Các chuyên gia phòng khám Thái Hà cho biết, tuy lậu và chlamydia đều thuộc nhóm bệnh xã hội và có các biểu hiện, triệu chứng giống nhau dễ khiến cho nhiều người bị nhầm lẫn cho rằng chúng là một, thế nhưng đây lại là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau, bởi lẽ cả bệnh lậu và chlamydia đều bắt nguồn từ nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Với chlamydia bệnh có tác nhân gây hại chính là do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis xâm nhập, ký sinh, phát triển gây ra, còn với bệnh lậu là do một loại song cầu khuẩn có tên Neisseria gonorrhoeae ký sinh, phát triển gây nên.
Nhiều người bệnh vì không chẩn đoán chính xác được bệnh mà lại tự ý điều trị tại nhà, việc thiếu hiểu biết nhận sai bệnh sẽ khiến cho triệu chứng của bệnh không những không khỏi mà còn có thể phát triển, biến chứng nghiêm trọng hơn.
Điểm chung của cả bệnh chlamydia và bệnh lậu chính là việc cả hai đều thuộc nhóm bệnh xã hội lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không toàn. Khi hai căn bệnh này phát triển nặng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiệm trọng về mặt sức khỏe, đe dọa trực tiếp đến chức năng sinh sản của người bệnh. Những điểm chung của chlamydia và lậu mà mọi người có thể biết như:
- Con đường lây nhiễm bệnh: Cả chlamydia và lậu đều lây nhiễm qua đường sinh dục, hậu môn và miệng, ngoài ra còn có thể lây do sử dụng chung đồ dùng cá nhân, lây từ mẹ sang con khi nữ giới mang thai mắc phải bệnh.
- Điều kiện sinh sống của tác nhân gây bệnh: Cả vi khuẩn Chlamydia Trachomatis và song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae đều tồn tại và phát triển mạnh mẽ ở môi trường ẩm ướt, có độ pH quá thấp hoặc quá cao, chính vì vậy mà chúng thường được tìm thấy nhiều nhất tại vùng kín của người bệnh. Đồng thời cả Chlamydia Trachomatis và Neisseria gonorrhoeae đều có thể dễ dàng bị tiêu diệt và cũng dễ sinh sôi trở lại tùy thuộc vào môi trường vùng kín của người bệnh.
- Phát triển bệnh cùng nhau: Cả chlamydia và lậu đều là những căn bệnh có thể phát triển cùng lúc. Nghĩa là khi người bệnh mắc phải bệnh chlamydia vẫn có khả năng mắc thêm bệnh lậu, ngược lại với những người mắc bệnh lậu cũng có thể mắc thêm bệnh chlamydia.
- Triệu chứng, biểu hiện của bệnh: Một số triệu chứng, biểu hiện tương tự nhau của bệnh lậu và chlamydia đó là: Tình trạng tiểu tiện bất thường, tiểu buốt, tiểu rắt, khi đi tiểu bị đau rát, bên ngoài lỗ niệu đạo của cả nam giới và nữ giới đều có dấu hiệu sưng tấy đỏ, cơ quan sinh dục tiết ra dịch có màu và mùi bất thường, hậu môn tiết dịch hoặc máu gây đau đớn, tại những vị trí chứa tác nhân gây bệnh đều có biểu hiện bị lở loét, nổi mụn.
Cách phân biệt bệnh Chlamydia với bệnh lậu
Các bác sĩ Phòng khám Thái Hà chia sẻ, có thể thấy được rằng chlamydia và lậu là 2 căn bệnh có những triệu chứng, biểu hiện của bệnh tương đối là giống nhau, vì vậy để có thể phân biệt được căn bệnh này, người bệnh sẽ phải đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng thực hiện thăm khám và làm xét nghiệm chẩn đoán.
Cách chẩn đoán Chlamydia Trachomatis
Phương pháp chẩn đoán Chlamydia Trachomatis sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện khi nghi ngờ người bệnh đang mắc các bệnh lý như viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, viêm trực tràng,… Sau khi hoàn thành xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá chính xác về khả năng nhiễm phải bệnh chlamydia, cũng như tình trạng, mức độ lây lan của nhóm vi khuẩn có hại này. Trường hợp nhiễm bệnh chlamydia, ban đầu người bệnh sẽ có biểu hiện bị sưng viêm, tổn thương lớp niêm mạc dưới biểu mô, loét biểu mô và gây ra sẹo.
Các xét nghiệm chẩn đoán sự hiện của vi khuẩn Chlamydia Trachomatis dựa trên việc thăm khám lâm sàng:
- Thời gian ủ bệnh và phát triển các triệu chứng của chlamydia thường khá dài, khoảng từ 7 – 21 ngày (thời gian này lâu hơn so với bệnh lậu).
- Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh chlamydia sẽ bao gồm: Xét nghiệm gạc nuôi cấy, xét nghiệm mẫu nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm ELISA, Xét nghiệm PCR với Chlamydia,…
Cách chẩn đoán bệnh lậu
Khác với bệnh chlamydia, bệnh lậu sẽ có thời gian ủ bệnh ngắn hơn, thông thường sau khi cơ thể nhiễm phải Neisseria gonorrhoeae sau khoảng từ 3 – 7 ngày sẽ bắt đầu xuất hiện những biểu hiện, triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Đối với bệnh lậu để có thể chẩn đoán phân biệt với bệnh chlamydia, bác sĩ chuyên khoa sẻ sử dụng kỹ thuật xét nghiệm nhuộm soi. Trên thực tế xét nghiệm nhuộm soi là phương pháp đầu tiên được áp dụng để chẩn đoán phân biệt song cầu khuẩn lậu với tất cả những loại vi khuẩn gây bệnh đường sinh dục khác.
Phương pháp xét nghiệm này được thực hiện dựa vào kỹ thuật sử dụng một loại thuốc nhuộm đặc biệt dùng để nhuộm các thành phần của các loại vi khuẩn có trong mẫu bệnh phẩm như dịch niệu đạo (đối với nam giới), dịch âm đạo (đối với nữ giới) hoặc có trong nước tiểu của người bệnh, khiến cho chúng nổi bật lên khi được quan sát dưới kính hiển vi, qua đó giúp cho bác sĩ chuyên khoa có thể dễ dàng phát hiện ra các song cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae có trong các mẫu bệnh phẩm này.
Ngoài xét nghiệm nhuộm soi thì song cầu khuẩn lậu Neisseria Gonorrhoeae còn được phát hiện bằng một số phương pháp xét nghiệm khác như: Xét nghiệm nuôi cấy, xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT), xét nghiệm phát hiện kháng nguyên, xét nghiệm tính nhạy cảm, xét nghiệm PPNG, xét nghiệm Real-time PCR,…
Chlamydia và lậu – căn bệnh nào nguy hiểm hơn?
Biến chứng của căn bệnh chlamydia
Sau khi cơ thể nhiễm phải Chlamydia Trachomatis nếu không được phát hiện sớm và kịp thời ngăn chặn, chữa trị, bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh cụ thể như:
- Gây ra hiện tượng viêm nhiễm, dính, bít tắc tử cung, voi trứng, buồng trứng và các thành phần xung quanh hệ sinh sản của nữ giới bị dính vào nhau bởi các dải xơ mỏng.
- Gây ra tình trạng xuất tiết cổ tử cung.
- Gây ra ra bệnh viêm niệu đạo do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis có khả năng đi ngược dòng lên đường sinh dục gây ra các bệnh lý tại vùng chậu, khiến nữ giới dễ gặp phải tình trạng mang thai ngoài tử cung hoặc vô sinh.
- Khi nữ giới mang thai, nhiễm phải Chlamydia Trachomatis khả năng cao sẽ lây nhiễm sang thai nhi thông qua đường nước ối, gây nên hiện tượng vỡ ối non, viêm nhiễm, nhiễm trùng nước ối, sảy thai, sinh non, nhiễm khuẩn hậu sản, nhiễm Chlamydia bẩm sinh cho trẻ.
- Viêm nhiễm, nhiễm trùng phần phụ và đường sinh dục gây ra tổn thương lâu dài cho ống dẫn trứng, tử cung và các cơ quan chức năng xung quanh, dẫn đến chứng bệnh đau vùng chậu mãn tính.
- Làm tăng cao nguy cơ nhiễm phải virus HIV nếu có phơi nhiễm.
- Khi bệnh phát triển nặng, làm tăng cao tỷ lệ bị ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung nếu cơ thể nhiễm đồng thời vi khuẩn Chlamydia và virus HPV, cùng một số loại virus đường sinh dục khác.
Biến chứng của bệnh lậu
Bệnh lậu có đặc trưng hơn ở một chỗ đó là bệnh có thể tiến triển phức tạp hơn Chlamydia, khi phát triển nặng, lậu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trong ở trực tràng, mắt, họng, thậm chí là các khớp. Do song cầu khuẩn lậu di chuyển khá nhanh, ăn sâu vào máu, tấn công đến nhiều hệ thống cơ quan chức năng của cơ thể người bệnh và gây ra hiện tượng chảy dịch mủ ở những vị trí mà chúng xâm nhập. Những biến chứng mà bệnh lậu có thể gây cho người bệnh đó là:
- Gây viêm nhiễm hậu môn – trực tràng: Khi quan hệ tình dục không an toàn tại đường hậu môn, song cầu khuẩn lậu phát triển tại đây sẽ gây ra hiện tượng chảy nhiều dịch mủ, đau rát, thậm chí là chảy máu khu vực hậu môn – trực tràng của người bệnh.
- Bệnh lậu khi phát triển nặng có thể biến chứng gây ra tình trạng viêm vùng chậu, viêm tắc vòi trứng, viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt,…, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản của người bệnh, khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
- Gây viêm nhiễm các bộ phận bên trong cơ thể: Khi song cầu khuẩn xâm nhập vào ống niệu đạo, phát triển sau đó lây lan sang các bộ phận khác, gây nên một số bệnh như viêm bàng quang, viêm đài bể thận, viêm thận,…
- Khi song cầu khuẩn lậu ăn sâu vào máu sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng ở gan, thận, xương khớp, gây tác động đến hệ thần kinh làm ảnh hưởng đến tim mạch và hoạt động của não bộ.
- Với trường hợp mắc bệnh lậu ở mắt, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm mắt, viêm mí mắt, đau mắt, …, gây ra tình trạng suy giảm thị lực thậm chí là mù lòa cho người bệnh
- Với trường hợp mắc bệnh lậu ở miệng, sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp, gây ra tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng cổ họng, thậm chí còn biến chứng gây ung thư vòm họng, đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.
- Trường hợp mẹ lây truyền lậu sang cho trẻ sơ sinh có thể sẽ khiến cho trẻ bị viêm mắt, viêm kết mạc mắt, mù mắt, viêm phổi, viêm da, nhiễm trùng máu, lở loét toàn thân,…, làm gián đoạn sự phát triển bình thường về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ, thậm chí là tử vong.
- Khi bệnh phát triển nặng có thể gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến người bệnh tăng cao nguy cơ mắc hoặc lây truyền căn bệnh HIV nguy hiểm.
Có thể thấy được rằng 2 căn bệnh chlamydia và lậu gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiệm trọng cho người bệnh, do đó ngay khi nhận thấy cơ thể, nhất là bộ phận sinh dục có những triệu chứng, biểu hiện lạ, bất thường, nghi ngờ mắc phải 2 căn bệnh này. Mọi người hãy đến ngay những cơ sở y tế uy tín, chất lượng để được thăm khám, làm xét nghiệm càng sớm càng tốt, nếu phát hiện ra bệnh, cũng được tư vấn lên phác đồ điều trị kịp thời, hiệu quả.
Bài viết trên đã chia sẻ một số thông tin giúp giải đáp cho mọi người về vấn đề chlamydia là bệnh gì, có phải lậu không, phân biệt như thế nào. Hy vọng với những thông tin được chúng tôi cung cấp thì mọi đã có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, nếu vẫn còn điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp qua số điện thoại/zalo: 0365.116.117 (tư vấn miễn phí) hoặc cũng có thể nhấn vào khung chat hiện ngay ở phía dưới màn hình, để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp một cách rõ ràng và cụ thể hơn!