Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp không may gặp phải hiện tượng tiểu buốt, tiểu dắt. Thậm chí có những người, vì triệu chứng của hiện tượng này quá dữ dội mà sợ đi tiểu, nhịn tiểu, không dám uống nước hay ăn những thực phẩm khiến họ buồn tiểu. Tuy nhiên, có một sự thật là đa số các trường hợp này đều không biết và cũng không tìm hiểu xem tại sao mình lại mắc phải chứng bệnh này.
Bệnh tiểu buốt,tiểu dắt
Bác Huỳnh Phòng (57 tuổi, Hai Bà Trưng) chia sẻ: Tôi khỏe lắm, không có bệnh tật gì, thường xuyên tập thể dục thể thao và khám sức khỏe định kỳ đều đặn. Nhưng không biết tại sao hơn 1 tuần trở lại đây khi đi tiểu tôi lại thấy đau buốt, tiểu xong lại muốn tiểu nữa (mắc dù đã tiểu hết). Mong bác sĩ tư vấn cho tôi biết đây là chứng bệnh gì và tại sao tôi lại mắc phải nó. Cảm ơn bác sĩ.
Chị Nguyên Thảo (27 tuổi, Thanh Hóa) lại thắc mắc: "Con gái tôi năm nay 15 tuổi, sức khỏe bình thường, một năm cháu cũng chỉ bị cảm cúm đôi ba lần. Nhưng hơn 1 tháng nay, cháu có những biểu hiện rất lạ, như: Lười uống nước, không ăn hoa quả và sữa chua nữa (mặc dù trước đây cháu rất thích), luôn nhăn nhó, khó chịu khi ra khỏi nhà về sinh...Khi tôi gặng hỏi thì cháu nói, không biết tại sao nhưng mỗi lần đi tiểu lại thấy rất đau và buốt, tiểu hết rồi nhưng vẫn cứ buồn đi tiểu tiếp, nước tiểu vàng đục, có lúc còn hơi đỏ. Cháu rất đau và hoang mang nhưng không dám nói với mẹ. Mong bác sĩ hãy tư vấn cho tôi biết có phải con gái tôi mắc chứng tiểu buốt, tiểu dắt không và chứng bệnh này là do đâu mà ra, có chữa được không? Xin cảm ơn bác sĩ.
Trường hợp của bác Phòng và chị Thảo chỉ là 2 ví dụ trong rất nhiều thắc mắc về chứng tiểu buốt, tiểu dắt, được gửi tới PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ chúng tôi. Sau đây, bác sĩ chuyên khoa tiếu niệu của phòng khám sẽ giải đáp những thắc mắc về chứng bệnh này.
Tiểu buốt, tiểu dắt – Nguyên nhân và triệu chứng?
Thông thường, tiểu buốt, tiểu dắt là triệu chứng điển hình của bệnh viêm đường tiết niệu như: Viêm niệu đạo, bàng quang, viêm nhiễm phụ khoa (điển hình là viêm âm đạo). Những bệnh này thường do vi khuẩn, nấm Candida, Chlamydia viêm ngược dòng nên đường tiết niệt hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu. Cũng có một số trường hợp gặp phải hiện tượng tiểu buốt, tiểu dắt là do thấp nhiệt.
Viêm đường tiết niệu
Thường do tạp khuẩn thường (80% là do khuẩn E.coli), lậu cầu, hoặc do Trichomonas. Người mắc bệnh này thường có triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt và tiểu ra máu, nước tiểu đục, có mùi khai nồng. Nếu do lậu cầu sẽ đái ra mủ. Soi bàng quang, thấy hiện tượng chảy máu ở niêm mạc hoặc có những ổ loét mủ. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng tăng nặng như tiểu ra máu, ra mủ, thậm chí biến chứng lên thận gây viêm thận, suy thận, nhiễm trùng máu....
Viêm tuyến tiền liệt
Đa số có triệu chứng như viêm bàng quang, như: Bí tiểu, tiểu buốt, tiểu dắt và tiểu ra mủ. Thăm khám sẽ thấy tiền liệt tuyến to, mềm, đau, thậm chí có thể nặn ra mủ.
Viêm nhiễm phụ khoa
Có một số bộ phận sinh dục nữ nằm ngay sát bàng quang. Khi nó bị viêm nhiễm (do nấm, vi khuẩn, bệnh STDs) sẽ trực tiếp gây áp lực lên bàng quang, thậm chí là những viêm nhiễm tổn thương này sẽ lây ngược và gây viêm bàng quang. Vì vậy, khi phụ nữ có triệu chứng đau ngứa âm đạo – âm hộ, đau bụng,...kèm theo tiểu buốt, tiểu dắt, thậm chí là bí tiểu hoặc tiểu mủ, máu thì hãy đi gặp bác sĩ sớm.
Thấp nhiệt (nóng trong)
Khác với những trường hợp trên, người bị thấp nhiệt sẽ thấy tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu vàng và nặng mùi. Bên cạnh đó, người có cơ đị thấp nhiệt còn hay có cảm giác háo khát, nhiệt miệng, dễ nổi mụn nhọt mẩn ngứa, táo bón.... Đối với trường hợp này, nếu không điều trị nhanh chóng, nước tiểu của người bệnh sẽ bị tích tụ lại, sinh ra vi khuẩn và gây các biến chứng nặng hơn.
Ngoài những chứng bệnh trên, thì tiểu buốt, tiểu dắt có kèm theo tia máu cũng là biểu hiện của bệnh ung thư bàng quang. Vì vậy khi gặp phải hiện tượng này, đừng nên chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Làm gì khi bị tiểu buốt, tiểu dắt?
Đến gặp bác sĩ là việc đầu tiên người mắc chứng này phải làm. Việc thăm khám sớm sẽ giúp người bệnh chuẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị sớm. Tránh được những bội nhiễm vi khuẩn và biến chứng nặng nề khác (suy thận, viêm bể thận,...). Có thể bạn không tin, nhưng tiểu buốt, tiểu dắt mà không điều trị sớm và đúng phương pháp có thể dẫn đến ung thư hoặc vô sinh – hiếm muộn.
Bên cạnh đó, người bệnh không nên nhịn uống nước bởi nhịn uống nước và nhịn tiểu bởi sẽ khiến chứng viêm nặng hơn. Hãy uống đủ 2L nước/ngày, tập thói quen đi vệ sinh khoa học, khi buồn hãy đi luôn, vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ và đúng cách, tránh sẽ những chất kích thích gây lợi tiểu (café, rượu, bia, nước có ga,...), quan hệ tình dục an toàn...Và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về việc kết hợp một số bài thuốc Đông y và món ăn có lợi cho bệnh.
Trên đây là những chia sẻ của PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ về vấn đề Tiểu buốt, tiểu dắt do đâu?. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn, xin vui lòng gọi điện đến hotline 0365 116 117 hoặc nhấp chọn "Bác sỹ tư vấn" chat trực tiếp với các chuyên gia của PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ. Hoặc đến khám và điều trị tại PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ số 11 Thái Hà. Trung Liệt. Đống Đa. Hà Nội. Chúng tôi sẵn sàng phục vụ bạn bất cứ khi nào bạn cần chúng tôi.