Địa chỉ:Số 11 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Giờ làm việc :Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)
Cơ sở y tế
0365116117
0365116117

Săng giang mai là gì, có đau hay ngứa không, cách nhận biết

Săng giang mai là gì, có đau hay ngứa không, cách nhận biết
Điểm trung bình: 9.3 / 10 (18 lượt đánh giá)
Cập nhật: 2024-03-09 12:18:09

Săng giang mai là một trong những triệu chứng đầu tiên và dễ dàng nhận thấy nhất của bệnh giang mai. Nhiều người xuất hiện những biểu hiện của săng giang mai nhưng lại mơ hồ không biết bất cứ thông tin gì về hiện tượng này. Vậy sau đây thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về săng giang mai là gì, có đau hay ngứa không và cách nhận biết, các bạn hãy cùng tham khảo nhé.

Có thể bạn muốn đọc:

Săng giang mai là gì, có đau hay ngứa không, cách nhận biết
Hình ảnh săng giang mai

Săng giang mai là gì?

Theo bác sĩ Vũ Hồng Lân, săng giang mai là biểu hiện thường thấy của bệnh giang mai, đây là những vết loét, những tổn thương trên bề mặt da, có hình tròn hoặc hình bầu dục, màu hồng hoặc màu đỏ như thịt.

Săng giang mai xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Một trong những nguyên nhân chính đó là do sự xâm nhập của xoắn khuẩn Treponema pallidum vào cơ thể, xoắn khuẩn này được xâm nhập trực tiếp qua quá trình quan hệ tình dục không an toàn hay do những tiếp xúc qua các vết thương hở trên da với người bệnh.

Săng giang mai và bệnh giang mai có liên hệ mật thiết với nhau. Nếu như bạn bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai thì sẽ không thể tránh được hiện tượng săng giang mai xuất hiện.

Săng giang mai nếu như được phát hiện để điều trị kịp thời thì có thể chữa khỏi được hoàn toàn. Bệnh để càng lâu sẽ càng nguy hiểm, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến tính mạng, do đó người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan.

Vị trí xuất hiện của săng giang mai

Sau khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập được vào trong cơ thể, khoảng 3 – 7 tuần thì người bệnh sẽ bắt đầu có những biểu hiện đầu tiên, săng giang mai chính là đặc trưng của bệnh giang mai ở giai đoạn đầu.

Một số những vị trí cụ thể hay xuất hiện săng giang mai nhất, đó là:

Đối với nữ giới: săng giang mai có thể xuất hiện ở cổ tử cung, môi lớn, môi bé, âm đạo,...

Đối với nam giới: Săng giang mai thường xuất hiện ở: dương vật, rãnh bao quy đầu, quy đầu, hậu môn,...

Săng giang mai ở dương vật
Săng giang mai ở dương vật

Khi có quan hệ tình dục bằng miệng, săng giang mai cũng có thể xuất hiện ở miệng, lưỡi, vòm họng,...

Cách nhận biết săng giang mai qua các giai đoạn phát triển

Bác sĩ Vũ Hồng Lân cho biết, săng giang mai được chia thành 3 giai đoạn, tương đương với mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau.

Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này thì biểu hiện của săng giang mai khá mờ nhạt, nó chỉ là những vết loét nhỏ, mọc đơn lẻ, sờ vào thấy cứng cứng. Khi này người bệnh thường chủ quan và không biết là mình đã bị bệnh giang mai.

Giai đoạn 2: Bước sang giai đoạn này thì săng giang mai đã phát triển nặng hơn, những tổn thương đã lan rộng ra khắp cơ thể. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, xuất hiện hạch,... Nhưng sau khoảng 3 – 6 tuần thì những nốt săng giang mai này sẽ tự mất, lúc này người bệnh thường nghĩ là mình đã khỏi bệnh, nhưng thực tế thì không phải vậy.

Giai đoạn 3: Giai đoạn bùng phát của bệnh, khi này những biểu hiện của săng giang mai xuất hiện dữ dội hơn, các vết loét trở nên nghiêm trọng, thậm chí khi này xoắn khuẩn giang mai đã tấn công mạnh hơn làm ảnh hưởng đến những bộ phận khác trong cơ thể.

Giai đoạn phát triển của săng giang mai đồng nhất với giai đoạn phát triển của bệnh giang mai. Bệnh để càng lâu sẽ càng nguy hiểm, chữa bệnh sớm sẽ hạn chế đi được tối đa những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Săng giang mai có gây ngứa không

Thông thường, săng giang mai sẽ có một số những biểu hiện ra bên ngoài dễ nhận thấy như:

  • Săng giang mai xuất hiện những vết lở loét nông, kích thước khoảng từ 0.3 – 3mm, không kèm theo mủ, không đau, không mùi, không gây ngứa.
  • Xoắn khuẩn giang mai khi xâm nhập vào trong cơ thể ở giai đoạn nặng sẽ gây sưng đau và tấy đỏ ở âm hộ. Người bệnh có giác đau rát khi đi tiểu, thậm chí trong nước tiểu còn có lẫn máu và mủ.
  • Người bệnh xuất hiện hạch ở hai bên bẹn, sờ vào thấy cứng cứng.

Săng giang mai xuất hiện mang bản chất là không gây ngứa và không có mủ. Do vậy, người mắc bệnh thường hay chủ quan, dẫn đến nhiều trường hợp bệnh trở nặng gây nên rất nhiều những biến chứng không đáng có.

Săng giang mai có đau không?

Có rất nhiều người bệnh có thắc mắc, không biết săng giang mai có đau không? Thông thường, săng giang mai xuất hiện sẽ đi kèm với sự xuất hiện của hạch nổi lên ở quanh bộ phận sinh dục. Tùy vào tình trạng mắc bệnh của mỗi người mà hạch có thể nổi lên, có thể sưng và viêm nhiễm khác nhau.

Tuy nhiên, các chuyên gia bệnh xã hội nghiên cứu và đã chỉ ra rằng: bệnh giang mai xuất hiện triệu chứng nổi hạch nhưng không hề gây đau đớn cho người bệnh. Săng giang mai không gây ngứa, đồng thời cũng không gây đau.

Tuy nhiên, đây chỉ là những dấu hiệu của bệnh giang mai ở giai đoạn đầu nên còn mờ nhạt và không rõ ràng. Bệnh nếu không được kịp thời chữa trị sẽ càng trở nên nguy hiểm hơn và đe dọa trực tiếp đến tính mạng cho người mắc bệnh.

Chẩn đoán và điều trị săng giang mai

Những biểu hiện của săng giang mai thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh da liễu khác, do đó để có thể biết được bạn có đang bị mắc bệnh giang mai hay không thì cần phải đến những cơ sở y tế để tiến hành khám và sau đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp với tình trạng bệnh.

Chẩn đoán săng giang mai

Hiện nay, để chẩn đoán săng giang mai thì bác sĩ sẽ chỉ định làm một số những xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm mẫu vật: bác sĩ sẽ trực tiếp lấy bệnh phẩm là những vết săng kia đem đi soi dưới kính hiển vi xem có đó có đúng là hình thái và chuyển động của xoắn khuẩn giang mai hay không.
  • Xét nghiệm máu: là một xét nghiệm cơ bản, thực hiện các phản ứng cần thiết để đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh.
  • Ngoài ra còn một số những xét nghiệm khác như: xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm tìm kháng thể,... để nhằm chẩn đoán bệnh giang mai một cách cụ thể và chính xác.

Điều trị săng giang mai

Khi đã trải qua quá trình thăm khám, phát hiện ra săng giang mai thì người bệnh cần chữa bệnh sớm. Bệnh giang mai ở giai đoạn săng giang mai hoàn toàn có thể chữa khỏi được, hiệu quả chữa khỏi bệnh lên đến 95%.

Khám bệnh giang mai ở đâu tốt? Hiện nay, săng giang mai có rất nhiều phương pháp để điều trị hiệu quả. Tại phòng khám đa khoa Thái Hà hiện đang áp dụng liệu pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch tế bào để điều trị săng giang mai. Phương pháp này được đánh giá là một trong những phương pháp tiên tiến và hiện đại với những ưu điểm như:

  • Phương pháp cho độ chính xác cao, an toàn và có hiệu quả cao.
  • Trong quá trình chữa bệnh không hề gây đau đớn.
  • Thời gian điều trị bệnh nhanh chóng.
  • Tỷ lệ tái phát bệnh thấp.

Săng giang mai là dấu hiệu của bệnh giang mai ở giai đoạn đầu, nên tương đối dễ trong quá trình điều trị. Để có thể có quá trình chữa bệnh giang mai nhanh chóng, triệt để, hiệu quả cao thì người bệnh nên chủ động đi khám chữa bệnh ngay khi còn ở giai đoạn săng giang mai nhé.

Hiện tại, Phòng khám Thái Hà đang có gói khám ưu đãi chỉ 320.000đ áp dụng với bệnh nhân đăng ký khám trước qua số điện thoại/zalo 0365.116.117. Gói khám bao gồm 9 hạng mục, trong đó có kiểm tra bệnh giang mai, bệnh lậu, xét nghiệm máu, nước tiểu, dịch niệu đạo...

Cách phòng chống bệnh giang mai

Để có thể ngăn ngừa bệnh giang mai xuất hiện và có quá trình điều trị săng giang mai được tốt hơn, thì các chuyên gia bệnh xã hội có đưa ra cho bạn một số những lưu ý như sau:

  • Có quá trình phòng tránh bệnh hợp lý: quan hệ tình dục an toàn, đặc biệt là không quan hệ trong quá trình chữa bệnh.
  • Có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế áp lực và căng thẳng trong công việc.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục để cải thiện và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Khi đã bị săng giang mai thì nên mặc trang phục quần áo rộng rãi để cho vết săng giang mai không bị bí bách gây viêm nhiễm.
  • Có quá trình thăm khám ngay khi nhận thấy các biểu hiện của vết loét ở cơ quan sinh dục, hậu môn hay miệng.
  • Tránh tiếp xúc lên các vết loét, những tổn thương trên da của người khác.
  • Có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ 1 lần

Trên đây là những thông tin được bác sĩ Vũ Hồng Lân - Phòng khám đa khoa Thái Hà Hà Nội chia sẻ về săng giang mai và những điều cần biết. Săng giang mai là biểu hiện đầu tiên và dễ dàng để nhận biết khi nhiễm bệnh giang mai. Nắm được những kiến thức về săng giang mai sẽ khiến cho người bệnh có thể phát hiện và điều trị bệnh giang mai được an toàn và hiệu quả hơn. Nếu bạn còn muốn được tư vấn thêm về bệnh giang mai hay những vấn đề liên quan, vui lòng liên lạc với các bác sĩ của chúng tôi qua số điện thoại/zalo 0365.116.117 chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn nhanh chóng nhé.

liên hệ với phòng khámBản đồ đường tới phòng khám
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2020
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2008 - 2018
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám