Địa chỉ:Số 11 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Giờ làm việc :Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)
Cơ sở y tế
0365116117
0365116117

Phương pháp xét nghiệm giang mai như thế nào? Sau bao lâu là có kết quả

Phương pháp xét nghiệm giang mai như thế nào? Sau bao lâu là có kết quả
Điểm trung bình: 9.0 / 10 (4 lượt đánh giá)
Cập nhật: 2024-08-30 14:53:51

Ngoài những dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai bên ngoài thì xét nghiệm giang mai là cách kiểm tra chính xác bạn có đang bị bệnh hay không. Có rất nhiều người thắc mắc phương pháp xét nghiệm giang mai như thế nào? Thời gian xét nghiệm và sau bao lâu thì có kết quả? Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn và giới thiệu các phương pháp xét nghiệm giang mai phổ biến.

xet-nghiem-giang-mai

Xét nghiệm giang mai

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là bệnh xã hội phổ biến do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn giang mai này do hai nhà khoa học tìm ra vào năm 1905.

Xoắn khuẩn giang mai thường cư trú tại những khu vực ẩm ướt, kín đáo và chúng xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường như: qua giao hợp không an toàn; lây qua đường máu; lây từ mẹ sang con hay qua vết thương hở, các vật dụng cá nhân của bệnh nhân.

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai

Bệnh giang mai có rất nhiều biểu hiện và không phải trường hợp nào cũng có các triệu chứng khi nhiễm bệnh. Ở một số người lại không có biểu hiện nên tất nhiên là họ không hề biết mình mắc bệnh giang mai, chỉ khi đi kiểm tra, làm xét nghiệm thì mới biết.

  • Sau khoảng 3 đến 90 ngày, qua thời gian tiếp xúc với mầm bệnh, tại các khu vực tiếp xúc đó bắt đầu xuất hiện các tổn thương, vết trợt hình tròn hay hình bầu dục, dạng nông, màu đỏ tại quy đầu, rãnh quy đầu, dương vật, da bìu, bao quy đầu, môi lớn, môi nhỏ, âm đạo, cổ tử cung, xung quanh hậu môn, miệng, lưỡi…
  • Các tổn thương do xoắn khuẩn giang mai gây ra hầu hết không đau đớn, không ngứa ngáy và tự mất đi nên bệnh nhân thường chủ quan bỏ qua. Hoặc một số người lại tự đi mua thuốc về bôi mà chưa biết bệnh gì, mức độ bệnh ra sao.
  • Nổi nhiều hạch không đau, dạng rắn, không có mủ, đặc biệt là có một số hạch to (gọi là hạch chúa).
  • Ngoài ra, bệnh nhân cũng có các đào ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, sườn, bụng, thậm chí là ở khắp cơ thể. Các đào ban có hình bầu dục, mềm và tùy vào từng tình trạng bệnh mà các đào ban có thể có ít hay nhiều.
  • Ở một số trường hợp có kèm các nốt phỏng nước hay các mảng sẩn với những kích thước khác nhau, có thể to hoặc cũng có thể nhỏ, dễ bong vảy và xung quanh nốt sẩn thường có viền da bao quanh.
  • Bệnh nhân còn có các triệu chứng toàn thân của bệnh giang mai như mệt mỏi, nổi hạch, sốt cao, chán ăn, đau nhức đầu, rụng tóc. Một số trường hợp còn gặp phải các biến chứng như viêm dây thần kinh thị giác, viêm giác mạc kẽ, viêm khớp, viêm gan, viêm màng xương.
  • Giai đoạn cuối của bệnh giang mai, xoắn khuẩn giang mai ăn sâu vào các cơ quan trong cơ thể. Bệnh nhân có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn ý thức, đột quỵ, ảo giác, bại liệt, phình động mạch, viêm màng xương, thoái hóa não, trầm cảm, động kinh…
  • Xoắn khuẩn giang mai cũng gây ra nhiều hình thức nguy hiểm như củ giang mai, giang mai tim mạch, giang mai thần kinh… cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhân, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Xét nghiệm giang mai khi nào?

Thường thì cần làm xét nghiệm chẩn đoán giang mai ngay khi bệnh nhân nhận thấy các biểu hiện bất thường như có các nốt phát ban, vết trợt màu đỏ kèm các dấu hiệu như mệt mỏi, sốt cao, đau đầu, đau họng, ớn lạnh, nổi hạch dày đặc.

Ngoài ra, những trường hợp sau cũng cần tiến hành làm xét nghiệm giang mai:

❎ Đã có quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ với gái mại dâm.

❎ Sử dụng chung các vật dụng cá nhân của người mắc bệnh giang mai như bàn chải đánh răng, khăn tắm, đồ lót, khăn mặt…

❎ Đã có tiếp xúc qua vết thương hở của bệnh nhân.

❎ Phụ nữ mang thai đang nghi ngờ mình mắc bệnh giang mai.

Khi đó, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, làm xét nghiệm nhằm tình ra chính xác sự tồn tại của xoắn khuẩn giang mai. Qua đó sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp.

Các phương pháp xét nghiệm giang mai

Với sự phát triển của y học hiện đại, đã có rất nhiều phương pháp xét nghiệm giang mai nhanh, chính xác. Vậy xét nghiệm giang mai như thế nào, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ:

Cách xét nghiệm giang mai bằng kính hiển vi trường tối

Phương pháp xét nghiệm này thường được chỉ định cho những trường hợp mắc bệnh giang mai ở giai đoạn đầu. Ở giai đoạn đầu, xoắn khuẩn giang mai chưa tấn công sâu vào máu, cơ thể của bệnh nhân và ở giai đoạn này cũng chỉ mới có biểu hiện nhẹ.

Cách thực hiện phương pháp này khá đơn giản: Các bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm từ các vết trợt, vết loét, các săng giang mai ở da, niêm mạc, cơ quan sinh dục hoặc lấy dịch niệu đạo (ở nam giới), dịch âm đạo (ở nữ giới) … đem vào phòng xét nghiệm và tiến hành soi trên kính hiển vi nhằm tìm ra xoắn khuẩn giang mai một cách nhanh chóng, chính xác.

Có thể bạn quan tâm:

Mụn rộp sinh dục ở môi, miệng

Mụn cóc là gì?

Xét nghiệm phản ứng sàng lọc RPR

Xét nghiệm phản ứng sàng lọc RPR tên tiếng anh là Rapid Plasma Reagin, đây là xét nghiệm được thực hiện theo cơ chế phát hiện ra các kháng thể mà cơ thể tạo ra nhằm chống lại sự tấn công của xoắn khuẩn giang mai.

Phương pháp này được đánh giá là có hiệu quả khá cao, có thể chẩn đoán bệnh giang mai một cách nhanh chóng và cho kết quả chính xác.

Thường thì những bệnh nhân mắc bệnh giang mai ở giai đoạn 2 và 3 sẽ được chỉ định làm xét nghiệm này bởi kết quả sẽ chính xác. Còn nếu thực hiện với các trường hợp mắc bệnh giang mai ở giai đoạn đầu và cuối thì kết quả chẩn đoán có thể là âm tính giả do cơ thể chưa tạo ra các kháng thể để hiển thị trong khi làm xét nghiệm.

Đối với phương pháp xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bệnh nhân bằng cách tìm tĩnh mạch của bệnh nhân, sau đó tiến hành lấy ven và rút máu với một lượng vừa đủ rồi đem đi xét nghiệm, kiểm tra.

Sau khi có kết quả, các bác sĩ sẽ thông báo cụ thể cho bệnh nhân và tư vấn phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp.

Nếu cho kết quả là âm tính, có nghĩa là người đó không mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn thì bác sĩ sẽ làm xét nghiệm sau khoảng 1 vài tuần để cho kết quả chính xác.

Nếu cho kết quả là dương tính thì có thể người đó đã mắc bệnh giang mai, chiếm tới 96% nếu thực hiện đúng cách.

Các trường hợp cho kết quả phản ứng RPR không chính xác thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm một số xét nghiệm có liên quan để cho kết quả cuối cùng.

Xét nghiệm kiểm tra kháng thể (FTA – ABS)

Phương pháp này còn gọi với tên khác là xét nghiệm dịch não tủy nhằm kiểm tra, phát hiện xem có các kháng thể chống lại xoắn khuẩn giang mai hay không. Ở một số trường hợp khác do bệnh nhân thường nhầm lẫn bệnh giang mai cùng các bệnh nhiễm trùng khác nên phương pháp này cũng được áp dụng.

Phương pháp xét nghiệm giang mai bằng TPHA

xet-nghiem-TPHA

Xét nghiệm TPHA – tên viết tắt của cụm Treponema Pallidum Haemagglutination Assay thường được sử dụng để xác định xem xoắn khuẩn giang mai có tồn tại trong máu của bệnh nhân hay không.

Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là dựa vào phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động, phát hiện ra các kháng thể chống lại xoắn khuẩn giang mai như IgG và IgM có trong dịch não tủy và huyết thanh của bệnh nhân.

Để thực hiện phương pháp này, cần phòng xét nghiệm đạt chuẩn cùng đội ngũ bác sĩ thực hiện có đầy đủ kinh nghiệm cùng các thiết bị, máy móc hiện đại, các hóa chất đảm bảo rõ nguồn gốc, đảm bảo tin cậy.

Các thiết bị y tế cần có để thực hiện xét nghiệm này là do bộ kít xét nghiệm chuyên biệt TPHA cùng các trang thiết bị hiện đại như máy ly tâm, máy lắc, ống hút micropipette… cùng các vật dụng cần thiết khác. Một chú ý nữa đó là, phương pháp xét nghiệm chẩn đoán này cần được thực hiện theo đúng quy định.

Các bác sĩ sẽ lấy một loại thuốc thử chứa hạt gelatin vào huyết thanh của bệnh để kiểm tra. Kết quả TPHA bao gồm:

  • Xét nghiệm TPHA định tính: Nếu cho kết quả là âm tính thì người đó không mắc bệnh giang mai. Còn nếu cho kết quả là dương tính thì có thể người đó mắc bệnh.
  • Xét nghiệm TPHA định lượng: Chủ yếu được thực hiện nhằm kiểm tra phản ứng dương tính với nồng độ thấp hay cao. Qua kết quả nhận được, các bác sĩ sẽ biết rõ tình trạng bệnh giang mai mà bệnh nhân đang gặp phải.

Lưu ý, để đọc được kết quả xét nghiệm TPHA, nên đặt nhẹ phiến nhựa lên một mặt phẳng, rồi đọc kết quả trực tiếp dưới một nguồn ánh sáng sẵn có. Sau đó, tiến hành đọc kết quả.

Xét nghiệm VDRL

Xét nghiệm VDRL viết tắt của cụm từ Venereal disease research laboratory test – đây là một xét nghiệm máu nhằm tìm ra xoắn khuẩn giang mai. Phương pháp này thường áp dụng cho các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh giang mai. Hoặc được thực hiện cho thai phụ nhằm sàng lọc xoắn khuẩn giang mai một cách chính xác.

Bằng cách lấy máu từ các tĩnh mạch tay như bàn tay, cổ tay hay khủy tay, các bác sĩ sẽ lưu trữ và đem vào phòng làm xét nghiệm nhằm tìm ra xoắn khuẩn giang mai, kiểm tra xem người đó có phải là mắc bệnh giang mai hay không.

Nếu kết quả là âm tính thì người đó không bị giang mai, còn nếu kết quả là dương tính thì người đó có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai, lúc này cần tiến hành điều trị ngay.

Ngoài những phương pháp xét nghiệm trên, bệnh giang mai có thể được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp khác như xét nghiệm dịch não tủy, xét nghiệm máu, phương pháp chọc nước ối… tùy vào sự chỉ định của bác sĩ.

Chú ý: Những phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai trên đều cho kết quả khá chính xác, tuy nhiên bệnh nhân nên chủ động đi làm xét nghiệm vào thời gian phù hợp và lựa chọn địa chỉ làm xét nghiệm chất lượng.

Xét nghiệm giang mai sau bao lâu có kết quả?

Bệnh giang mai thường có thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 21 ngày, tùy vào cơ địa của từng người mà thời gian ủ bệnh sẽ khác nhau, dao động trong khoảng từ 3 đến 90 ngày. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh giang mai khi đang trong thời gian ủ bệnh sẽ không có dấu hiệu nên rất khó để biết mình mắc bệnh.

Về câu hỏi “Xét nghiệm giang mai bao lâu có kết quả?”, các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Tùy vào từng thời kỳ bệnh mà sẽ có những phương pháp xét nghiệm cụ thể, để cho kết quả chính xác thì bệnh nhân nên đi xét nghiệm bệnh giang mai ngay khi cơ thể có các biểu hiện đầu tiên của bệnh.

Hơn nữa, kết quả xét nghiệm giang mai cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa chỉ làm xét nghiệm, trang thiết bị, máy móc y tế, trình độ của bác sĩ thực hiện, quy trình làm xét nghiệm.

Những địa chỉ xét nghiệm giang mai tin cậy, có dịch vụ đảm bảo, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tất nhiên sẽ cho kết quả xét nghiệm chính xác, nhanh chóng. Do đó, bệnh nhân nên chú ý lựa chọn địa chỉ xét nghiệm giang mai chất lượng để đảm bảo kết quả.

Xem thêm:

Xét nghiệm giang mai ở đâu

Xét nghiệm giang mai hết bao nhiêu tiền

Trên đây là những thông tin về các phương pháp xét nghiệm giang mai, hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy nhắn tin cho các bác sĩ tại đây hoặc gọi điện đến số 0365 116 117 nhé, các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ tư vấn miễn phí cho các bạn.

liên hệ với phòng khámBản đồ đường tới phòng khám
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2020
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2008 - 2018
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám