Khám sản phụ khoa là gì, quy trình như thế nào, có đau không là những câu hỏi của rất nhiều chị em khi có ý định đi thăm khám sức khỏe cho bản thân. Và hầu hết do tâm lý e ngại, xấu hổ nên nhiều chị em không biết chia sẻ, trao đổi cùng với ai. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia của phòng khám phụ khoa Thái Hà sẽ giải đáp đầy đủ, chi tiết các vấn đề này, mọi người có thể tham khảo.
Xem thêm:
- Bác sĩ tư vấn phụ khoa qua điện thoại/zalo miễn phí
- Chi phí khám phụ khoa ở Hà Nội chỉ 320k
- 7 địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội
Khám sản phụ khoa là gì?
Khám sản phụ khoa thực chất là các bước kiểm tra các bộ phận trong cơ quan sinh sản của nữ giới, ví dụ như âm đạo, môi lớn, môi nhỏ, tử cung... thông qua việc thăm khám, siêu âm, nội soi và làm xét nghiệm.
Dựa vào kết quả thăm khám, làm xét nghiệm, sau khi có kết quả, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho từng trường hợp. Trong các trường hợp cần thiết, bệnh nhân nên tiến hành chữa trị bệnh ngay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Theo nhiều thống kê, có tới hơn 90% trường hợp nữ giới mắc phải ít nhất một bệnh lý phụ khoa nào đó trong cuộc đời. Và thường thì các trường hợp mắc bệnh phụ khoa ở giai đoạn đầu thường không phát hiện được do các biểu hiện chưa rõ ràng, hoặc trong một số trường hợp, các biểu hiện có điểm giống với các bệnh lý khác.
Chính vì vậy, khám sản phụ khoa là một việc rất cần thiết để giúp phát hiện, điều trị nhanh chóng, đúng cách loại bệnh lý (nếu có). Ngoài ra, việc làm này cũng giúp chị em nắm rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân để tránh lo lắng, căng thẳng.
Theo Tổ chức Y tế khuyến cáo, chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên chủ động đi khám sản phụ khoa định kỳ ít nhất là 6 tháng/lần, trước khi kết hôn, chuẩn bị mang thai. Ngoài ra, chị em cũng cần nhanh chóng đi thăm khám ngay khi có những triệu chứng, dấu hiệu bất thường sau:
- Có biểu hiện ngứa ngáy, nổi mụn, sưng tấy, cảm giác đau rát ở bộ phận sinh dục.
- Âm đạo tiết ra nhiều khí hư hơn bình thường, khí hư có màu sắc lạ kèm mùi hôi khó chịu.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều, số ngày hành kinh quá ngắn hoặc quá dài, máu kinh ra quá ít hoặc ra quá nhiều, rong kinh, thống kinh, vô kinh...
- Tiểu tiện bất thường với những biểu hiện như tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt, đau rát khi đi tiểu, tiểu ra mủ, đi tiểu ra máu...
- Đau bụng kinh, đau vùng bụng dưới, đau thắt lưng, đau vùng chậu, đau mỗi khi quan hệ tình dục.
Quy trình khám phụ khoa như thế nào
Theo bác sĩ Phòng khám phụ khoa Thái Hà, trong quá trình khám sản phụ khoa, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, thăm khám cụ thể, chi tiết từng bộ phận, khu vực nhằm phát hiện nhanh chóng các bất thường, bệnh lý phụ khoa để đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.
Thông thường, toàn bộ quy trình khám sản phụ khoa tại các địa chỉ, phòng khám phụ khoa uy tín, tin cậy sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thăm khám bên ngoài
Đây là bước đầu tiên trong quy trình khám sản phụ khoa, bác sĩ sẽ quan sát và dùng tay kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục bên ngoài qua vùng mu, môi nhỏ, môi lớn, các nếp gấp âm đạo, tầng sinh môn để kiểm tra xem có nốt mụn, u cục, khí hư bất thường xem có dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay không.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra này cũng giúp bác sĩ kiểm tra xem nữ giới có đang mắc phải các bệnh lây qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai, mụn rộp sinh dục, bệnh lậu... hay không.
Đồng thời, bác sĩ cũng cần kiểm tra vùng ngực để xem có biểu hiện bất thường, ví dụ như khối u vùng ngực, khối u ở xương đòn, vùng nách... để nắm rõ hơn. Trong các trường hợp cần thiết, người bệnh còn được tầm soát ung thư vú theo đúng với chỉ định của bác sĩ.
Bước 2: Khám bộ phận sinh dục trong
Đến bước tiếp theo, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ thăm khám chuyên dụng đó là mỏ vịt đưa vào bên trong âm đạo, từ đó giúp bác sĩ quan sát, kiểm tra được những bất thường, có vấn đề gì không ở thành âm đạo, cổ tử cung.
Trước khi đưa mỏ vịt vào trong âm đạo, bác sĩ sẽ tiến hành vô trùng, bôi trơn một cách cẩn thận nhằm phòng tránh các tổn thương, viêm nhiễm cho cơ quan sinh dục của người bệnh.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kiểm tra tử cung, buồng trứng, vòi trứng cho bệnh nhân bằng việc siêu âm đầu dò. Thông thường, với chị em chưa quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ siêu âm. Còn chị em nào đã có quan hệ, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp siêu âm đầu dò để kiểm tra.
Trong trường hợp thấy có biểu hiện bất thường, điển hình là dấu hiệu của một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm phần phụ..., bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu dịch ở âm đạo rồi đem đi kiểm tra cụ thể.
Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tiến hành làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung Pap smear bằng cách lấy mẫu dịch ở cổ tử cung nhằm kiểm tra, phát hiện xem người bệnh có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung hay không.
Bước 3: Khám vùng bụng
Sau khi đã thăm khám toàn bộ cơ quan sinh dục, bác sĩ sẽ chuyển sang bước khám vùng bụng. Bằng việc sử dụng tay ấn nhẹ vào bụng dưới, bác sĩ sẽ biết được cụ thể cấu trúc, vị trí, hình dạng tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng của bệnh nhân.
Sau đó, bác sĩ sẽ đeo găng tay đã được bôi trơn để đưa vào trong âm đạo nhằm kiểm tra xem có nổi hạch, khối u nhỏ hoặc có bất kỳ biểu hiện bất thường nào không.
Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân một số hạng mục thăm khám, làm xét nghiệm khác nhằm phục vụ cho quá trình thăm khám, chẩn đoán bệnh.
Sau khi đã có kết quả thăm khám, làm xét nghiệm cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận, đồng thời tư vấn cho bệnh nhân phương pháp chữa trị bệnh phù hợp với từng trường hợp.
Khám phụ khoa có đau không?
Về vấn đề này, các chuyên gia cho biết: Khám phụ khoa hoàn toàn không gây đau đớn, bởi trong quá trình kiểm tra, thăm khám, bác sĩ đều sử dụng các thiết bị, dụng cụ y tế đã được bôi trơn, vô trùng cẩn thận. Do đó, việc thăm khám này sẽ không gây đau đớn, đồng thời cũng không làm tổn thương đến bộ phận sinh dục.
Bệnh nhân có thể cảm thấy hơi khó chịu một chút do bác sĩ đưa dụng cụ y tế vào bên trong âm đạo để thăm khám. Hoặc có thể là do tâm lý sợ hãi, hồi hộp của rất nhiều chị em vì cho rằng khám phụ khoa tất nhiên sẽ đau nên cũng cảm thấy lo lắng về vấn đề này.
Bệnh nhân nên tìm đến những địa chỉ, phòng khám phụ khoa uy tín, chất lượng, có hệ thống máy móc hiện đại, dịch vụ y tế đảm bảo, bác sĩ có tay nghề, trình độ cao để thăm khám nhằm giúp nhận được kết quả chính xác, nhanh chóng và cũng không phải lo lắng vì sợ đau trong quá trình khám phụ khoa nữa.
Như vậy, khám phụ khoa là một việc làm rất cần thiết và có rất nhiều bước thăm khám khác nhau mà chị em nên nắm rõ. Nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc, băn khoăn nào về vấn đề này, mọi người hãy nhấp vào khung chat trực tuyến tại đây để được các chuyên gia giải đáp thêm nhé.