Địa chỉ:Số 11 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Giờ làm việc :Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)
Cơ sở y tế
0365116117
0365116117

Đau bụng kinh nguyệt

Đau bụng kinh nguyệt
Điểm trung bình: 9.6 / 10 (35 lượt đánh giá)
Cập nhật: 2023-12-13 07:29:09

Đau bụng kinh nguyệt là hiện tượng mỗi lần hành kinh chị em thường bị đau bụng ở nhiều mức độ. Theo nghiên cứu nếu đau ở mức độ dữ dội và thường xuyên kéo dài thì có khả năng chị em mắc chứng rối loạn kinh nguyệt hoặc cùng có thể là do bệnh phụ khoa gây nên.

dau-bung-kinh-nguyet

Đau bụng kinh nguyệt có thể khiến chị em phụ nữ mệt mỏi, căng thẳng, đau bụng âm ỉ, có lúc đau bụng dữ dội, có một số trường hợp huyết áp tụt, chân tay lạnh, buốt, nước da nhợt nhạt hoặc có thể buồn nôn...

Đau bụng kinh nguyệt do đâu?

- Tử cung bị co thắt mạnh, vị trí tử cung lệch về phía trước hoặc phía sau so với bình thường...điều này khiến máu kinh khó lưu thông, hoặc lưu thông chậm, điều này khiến cổ tử cung phải co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài khiến đau bụng kinh.

Những bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới

Hiện tượng rong kinh ở phụ nữ

- Ống cổ tử cung hẹp khiến việc lưu thông gặp khó khăn vì thế cổ tử cung phải co bóp mạnh để máu kinh chảy ra ngoài dẫn đến đau bụng.

- Đau bụng kinh có thể là do di truyền từ mẹ

- Cổ tử cung phải hoạt dộng có bóp mạnh kết hợp với hàm lượng prostaglandin trong máu kinh tăng. Vì thế cơ thể nào có chất cảm thụ đặc hiệu với prostaglandin quá nhạy khiến cơn đau bụng càng dữ dội hơn.

- Hiện tượng giảm đột ngột progesteron và estrogen trong ngày đầu hành kinh cũng là nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh nguyệt.

- Do chế đọ ăn uống không hợp lý ăn quá nhiều đồ cay nóng, lạnh và chua vào ngày gần hành kinh hoặc do tâm lý không thoải mái, căng thẳng dẫn tới đau bụng kinh nguyệt.

- Cơ thể yếu, trúng gió, gặp những chất hóa học công nghiệp như xăng, dầu ... có thể khiến bạn không những đau bụng kinh mà còn bị nôn hoặc buồn nôn, chân tay lạnh, toát mồ hôi ...

Tình trạng đau bụng kinh ở mức độ nhẹ và chỉ xảy ra trong ngày đầu hành kinh thì chị em không cần phải lo lắng nhiều. Nhưng nếu tình trạng đau bụng kinh kéo dài trong suốt kỳ hành kinh và xuất hiện những cơn đau dữ dội thì bạn nên đi khám. Vì những cơn đau như thế có thể là biểu hiện của bệnh lý nhữ: rối loạn kinh nguyệt, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung...

Điều trị đau bụng kinh thế nào?

Tùy thuộc vào tình trạng của từng chị em sẽ có cách điều trị khác nhau:

Nếu đau bụng kinh nhẹ

- Đối với những trường hợp này, chị em không cần quá lo lắng: chỉ cần nghỉ ngơi tại chỗ, có thể dùng nước ấm chườm bụng, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm công việc nặng hay hoạt động mạnh, không ăn thức ăn lạnh trong kỳ kinh nguyệt.

- Ngoài ra, chị em nên lưu ý: Uống nhiều nước, không sử dụng chất kích thích hay có cồn, uống nước gừng hoặc nước bạc hà sẽ giúp giảm đau. Trong trường hợp đau quá có thể sử dụng thuốc giảm đau, tuy nhiên không nên lạm dụng bởi thuốc giảm đau không tốt cho dạ dày của bạn.

Đau bụng kinh dữ dội, kéo dài.

- Trong trường hợp này, chị em cần đến cơ sở y tế để tiến hành một số xét nghiệm kiểm tra. Xác định chính xác nguyên nhân gây đau bụng kinh để có biện pháp điều trị kịp thời. Trong trường hợp, đau bụng kinh do ung thư cổ tử cung hay u xơ tử cung, do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây ra thì cần tiến hành điều trị dứt điểm những bệnh lý này để chấm dứt tình trạng đau bụng kinh.

- Hiện nay, tại PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ đang áp dụng phương pháp phẫu thuật và phương pháp nội khoa đề điều trị đau bụng kinh an toàn và hiệu quả cao. Trong đó, phương pháp phẫu thuật là: phương pháp loại bỏ hoàn toàn hoặc một phần nội mạc tử cung để chấm dứt tình trạng đau đớn do kỳ hành kinh gây ra. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng cho chị em không muốn sinh con nữa, chị em sẽ mất hoàn toàn chu kỳ kinh nguyệt và không còn khả năng sinh sản. Bởi vậy, chị em nên suy nghĩ kỹ trước khi áp dụng phương pháp này.

Điều trị đau bụng kinh bằng nội khoa

Sử dụng thuốc để điều trị đau bụng kinh nguyệt

Bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc như chống viêm không có Steriod, một số loại thuốc tránh thai cũng có tác dụng giảm đau bụng kinh, bổ sung thuốc sắt, …. Những loại thuốc này cần được sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chị em tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng bởi có thể dẫn tới những biến chứng, tác dụng phụ, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày cũng như sức khỏe của chính bản thân.

Trên đây là những chi sẻ của các bác sĩ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ về chứng đau bụng kinh nguyệt, nếu bạn còn có gì thắc mắc bạn có thể đến trực tiếp qua website của PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ hoặc gọi theo đường giây nóng 0365 116 117 – 0365 116 117 đội ngũ chuyên gia phòng khám luôn sẵn sàng tư vấn giúp bạn.

liên hệ với phòng khámBản đồ đường tới phòng khám
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2020
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2008 - 2018
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám