Địa chỉ:Số 11 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Giờ làm việc :Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)
Cơ sở y tế
0365116117
0365116117

Bị bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi được không?

Bị bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi được không?
Điểm trung bình: 9.5 / 10 (20 lượt đánh giá)
Cập nhật: 2024-02-20 11:53:56

Nhiều mẹ bầu sau khi sinh cũng dễ mắc phải bệnh trĩ mà không riêng gì trước khi sinh. Sau khi sinh, phần lớn các mẹ cần tập trung nuôi con nên cũng ít khi quan tâm đến vấn đề này nên có rất nhiều người có ý nghĩ cứ để như vậy, bệnh sẽ tự khỏi. Liệu bị bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi được không?

Có thể bạn muốn đọc:

Bị bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi được không?

Nguyên nhân các mẹ bị bệnh trĩ sau sinh?

Sau khi sinh, có nhiều mẹ mắc phải bệnh trĩ – một căn bệnh điển hình ở khu vực hậu môn trực tràng gây ra không ít bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Thực tế thì bệnh không nguy hiểm nhưng nó lại gây ra nhiều phiền phức đối với người mắc phải nó.

Các bác sĩ Phòng khám Thái Hà cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến các mẹ bị bệnh trĩ ghé thăm sau sinh, cụ thể:

  • Sau khi sinh, các mẹ thường có chế độ kiêng cữ như ăn nhiều thịt, cá, đồ ăn chứa nhiều chất đạm mà lại ăn ít rau xanh. Đây đều là những thói quen xấu dẫn đến táo bón – và táo bón lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ cho không chỉ người bình thường mà cả ở những phụ nữ sau sinh.
  • Trong quá trình sinh nở, tử cung của phụ nữ thường mở rộng để em bé ra có thể ra ngoài một cách dễ dàng. Vùng khoang chậu phải chịu nhiều áp lực, máu khó lưu thông, và tụ máu ở các tĩnh mạch vùng hậu môn khiến búi trĩ dễ hình thành, tạo thành bệnh trĩ. Đồng thời, các mẹ trong quá trình sinh nở còn phải dùng sức để rặn nếu thực hiện không đúng cách sẽ khiến ổ bụng chịu nhiều áp lực, búi trĩ dễ sa ra bên ngoài.
  • Không những vậy, sau khi sinh các mẹ thường nằm nhiều, ít đi lại, ít vận động nên cơ thể dễ rơi vào trạng thái chậm chạp, cộng với chế độ kiêng khem không đúng cách khiến các mẹ có nguy cơ cao mắc phải nhiều bệnh, trong đó điển hình là bệnh trĩ. Đối với những mẹ nào mắc bệnh trĩ trước đó, tức là trong quá trình mang thai mà mắc bệnh trĩ không xử lý kịp thời thì sau sinh sẽ khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
  • Trong một số trường hợp các mẹ sinh thường, bác sĩ sẽ thực hiện rạch tầng sinh môn để giúp thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn. Trong quá trình khâu tầng sinh môn, nếu bác sĩ không cẩn thận sẽ khâu nhầm một số tĩnh mạch ở vùng hậu môn khiến bệnh trĩ dễ hình thành hơn.
  • Ngoài ra, sau khi sinh con, các mẹ thường phải nằm cho bé bú, mỗi khi muốn đi đại tiện lại ngại và thói quen này kéo dài vô tình khiến mẹ bị bệnh trĩ ghé thăm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh ở người phụ nữ.

Các mẹ có thể nhận biết các dấu hiệu bệnh trĩ sau sinh như sau:

  • Vùng hậu môn thường xuyên tiết nhiều dịch gây ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu.
  • Búi trĩ sa ra ngoài tùy vào từng giai đoạn của bệnh. Ban đầu, búi trĩ sa ra ngoài và tự co lại được. Về sau, búi trĩ sa hẳn ra ngoài, dùng dùng tay đẩy búi trĩ cũng không co lại được.
  • Có lẫn máu mỗi khi bệnh nhân đi đại tiện. Khi bệnh tiến triển nghiêm trọng, máu chảy nhiều mỗi khi bệnh nhân đi cầu.
  • Cảm giác đau rát, khó chịu mỗi khi đi đại tiện.

Bị bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi được không?

Thông thường, sau khi sinh con xong, các biểu hiện của bệnh có thể tự thuyên giảm. Tuy nhiên, đó chỉ là một vài trường hợp, còn phần lớn bệnh không thể tự khỏi nếu không có bất kỳ biện pháp can thiệp, xử lý nào. Có không ít các mẹ sau sinh nghĩ rằng bệnh trĩ tự khỏi nên không đi khám chữa ngay khiến bệnh tiến triển nặng hơn, dễ gây biến chứng.

Nói chung, bệnh trĩ sau sinh không thể tự khỏi nếu không tiến hành thăm khám, điều trị. Nếu các mẹ chủ quan không đi điều trị bệnh trĩ sau sinh sớm, có thể gặp phải một số biến chứng, tác hại nguy hiểm như:

  • Cảm giác đau đớn, ngứa ngáy không chỉ khiến tâm lý của chị em bị ảnh hưởng mà nó còn xáo trộn sinh hoạt, cuộc sống, đặc biệt chị em còn đang phải chăm sóc con nhỏ.
  • Bệnh trĩ sau sinh có biểu hiện là đi cầu ra máu, lượng máu ban đầu không nhiều nhưng khi bệnh chuyển sang mức độ nặng thì lượng máu chảy ra sẽ nhiều hơn. Nếu không khắc phục, chị em dễ bị thiếu máu trầm trọng khiến người mỏi mệt, xanh xao, suy nhược, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, chán ăn…
  • Khi mắc bệnh trĩ, hậu môn tiết dịch khiến khu vực này thường xuyên ẩm ướt. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tích tụ tại búi trĩ xâm nhập vào gây viêm nhiễm, hoặc nếu dùng tay gãi cũng khiến hậu môn dễ bị viêm nhiễm. Vi khuẩn có thể tấn công ngược lên vùng kín gây viêm nhiễm phụ khoa làm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em.
  • Một trong những tác hại nghiêm trọng của bệnh trĩ sau sinh đó là ung thư trực tràng. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu chị em chủ quan không đi khám chữa ngay khi bệnh trĩ ở giai đoạn đầu.

Ngoài những tác hại trên, bệnh trĩ còn gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. tốt, chị em phụ nữ sau sinh mà mắc phải căn bệnh phiền phức này thì không nên chủ quan, hãy đi chữa trị càng sớm càng tốt.

Điều trị bệnh trĩ sau sinh như thế nào?

Để biết rõ cách điều trị bệnh trĩ sau sinh, các mẹ nên chủ động tới cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị. Thường thì thuốc điều trị không được khuyến khích cho phụ nữ sau sinh bởi thuốc có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mà bé bú. Do đó, chị em nên chú ý vấn đề này.

Hiện tại, chị em sau sinh có thể áp dụng một số cách thay đổi thói quen sinh hoạt sao cho hợp lý, phù hợp để giúp làm giảm các biểu hiện của bệnh trĩ gây ra như sau:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, vitamin, uống nhiều nước giúp ngăn ngừa chứng táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Các mẹ cũng nên bổ sung nhiều loại thực phẩm có tính nhuận tràng như rau mồng tơi, rau ngót, khoai lang, rau diếp cá… để giúp hỗ trợ, điều trị bệnh trĩ hiệu quả, nhanh chóng.
  • Hạn chế sử dụng bia, rượu, cafe… ăn các loại đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán, đồ ăn có nhiều dầu mỡ, chất béo… vì sẽ khiến phân khô cứng, hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn.
  • Chú ý dành thời gian vận động, đi lại mỗi ngày, có thể dành ra 30 phút mỗi ngày để tập luyện các bài tập nhẹ nhàng. Việc này sẽ giúp kích thích máu lưu thông đến cơ thể đều đặn, ổn định và giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ sau sinh. Hoặc các mẹ có thể làm một chút việc nhà để tránh tình trạng trì trệ, không tốt khiến bệnh trĩ tiến triển nghiêm trọng hơn.
  • Để hạn chế triệu chứng của bệnh trĩ sau sinh, các mẹ cũng nên tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định. Đồng thời chú ý đi đại tiện khi có nhu cầu, không nên nhịn đại tiện, không nên rặn mạnh mỗi khi đi cầu hoặc đọc báo, chơi game trong lúc đi đại tiện để giúp bệnh trĩ nhanh chóng thuyên giảm.
  • Chú ý vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ, đúng cách để giúp làm giảm các biểu hiện của bệnh trĩ, giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm tại hậu môn.
  • Một chú ý nữa đó là các mẹ không nên ngồi xổm khi cho con bú, hãy cho con bú ở tư thế nằm nghiêng và nên đổi bên liên tục để hạn chế bệnh trĩ phát triển.

Như vậy, qua thông trên đây, chắc hẳn các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi bị bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi được không. Hãy đi thăm khám và điều trị ngay để tránh gặp phải những tác hại nghiêm trọng của bệnh. Nếu có vấn đề gì, hãy liên hệ theo số điện thoại/zalo 0365.116.117 hoặc nhấp vào ô tư vấn trực tuyến để các chuyên gia tư vấn cụ thể.

liên hệ với phòng khámBản đồ đường tới phòng khám
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2020
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2008 - 2018
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám