Địa chỉ:Số 11 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Giờ làm việc :Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)
Cơ sở y tế
0365116117
0365116117

Đi ngoài ra máu là bệnh gì? Cách chữa đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là bệnh gì? Cách chữa đi ngoài ra máu
Điểm trung bình: 9.1 / 10 (14 lượt đánh giá)
Cập nhật: 2024-12-11 15:41:08

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu mà người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà bỏ qua, bởi hiện tượng đi đại tiện ra máu là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bạn đang mắc các bệnh liên quan đến vùng hậu môn trực tràng. Khi có biểu hiện người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán nguyên nhân cũng như có phương pháp điều trị kịp thời. Trong bài viết dưới đây các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ chia sẻ cho các bạn về hiện tượng đi ngoài ra máu và cách chữa đi ngoài ra máu hiệu quả.

đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu là hiện tượng bệnh nhân đi đại tiện có máu chảy ra kèm theo, máu có thể dính ở phân hoặc ở giấy vệ sinh khi bệnh nhân tình cờ nhìn vào. Khi bệnh ở mức độ nặng, máu sẽ chảy ra nhiều hơn và với số lượng lớn.

Trường hợp nặng hơn, máu có thể chảy khi bệnh nhân vận động, ngồi xổm tùy vào từng người. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thêm các biểu hiện khác đi kèm như ngứa rát ở hậu môn, chảy nhiều dịch, khó chịu ở hậu môn, người mệt mỏi, sốt… làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đi vệ sinh ra máu là biểu hiện thường gặp của một số bệnh lý sau:

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh điển hình trong các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng có biểu hiện đi ngoài ra máu. Theo nghiên cứu, có đến 35 – 50% các trường hợp mắc bệnh trĩ trong các bệnh lý về hậu môn. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh trĩ chiếm khá cao, 61%.

Bệnh thường gặp ở những người già, phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở những người thường xuyên ngồi, đứng lâu, ít vận động, ăn ít rau xanh, thói quen đi đại tiện không tốt, thường xuyên rặn khi đi đại tiện, người thực hiện giao hợp qua đường hậu môn.

Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ bao gồm: Đi ngoài ra máu với số lượng ít khi bệnh mới có biểu hiện; khi bệnh chuyển sang mức độ nặng, máu chảy nhiều hơn, chảy thành tia, giọt là triệu chứng dễ nhận biết nhất, nặng hơn, máu chảy ra khi bệnh nhân ngồi xổm, đi lại hoặc vận động mạnh.

Đồng thời, thăm khám, soi trực tràng sẽ thấy tĩnh mạch trực tràng nổi lên thành từng búi, có dính với máu, vùng hậu môn đau rát, tiết nhiều dịch ngứa ngáy, búi trĩ sa xuống.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng nứt, rách ở hậu môn, đồng thời hậu môn có dấu hiệu ngứa, đau đớn mỗi khi bệnh nhân đi đại tiện. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng khác nhau, chủ yếu vẫn thường gặp ở người già, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.

Phần lớn nứt kẽ hậu môn hình thành do táo bón, bệnh nhân ăn quá nhiều đồ ăn ít chất xơ khiến phân trở nên cứng, khô hơn. Mỗi khi đi đại tiện, bệnh nhân phải rặn mạnh khiến các nếp gấp ở hậu môn bị rách, hình thành vết nứt.

Bệnh nhân khi bị nứt kẽ hậu môn sẽ có các triệu chứng như chảy máu khi đi đại tiện, máu không nhiều và có màu đỏ nhạt, khi đi đại tiện có cảm giác đau nhói ở hậu môn, khu vực có vết nứt chảy dịch ngứa ngáy rất khó chịu…

Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là bệnh thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi, bệnh do hai loại vi khuẩn là salmonella và shigella gây ra. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua việc tiếp xúc với các vi khuẩn có ở trong phân. Ngoài ra, nếu sử dụng các nguồn nước sạch để ăn uống, tắm rửa cũng dễ mắc bệnh kiết lỵ.

Bệnh kiết lỵ sẽ có các triệu chứng như đi ngoài ra máu, trong máu có lẫn chất nhầy, trong phân có chất nhầy, đi tiểu nhiều lần, khi đại tiện gặp nhiều khó khăn, mót rặn, bị đau bụng, đau ở hậu môn mỗi khi đi ngoài.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thêm các triệu chứng khác như sốt, đau quặn ở bụng, sôi bụng, buồn nôn, nôn mửa… Cần phải tiến hành điều trị nhanh chóng khi có biểu hiện của bệnh kiết lỵ bởi bệnh cực kỳ nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

Chi phí cắt trĩ ngoại hết bao nhiêu tiền

Khám chữa bệnh trĩ ở đâu tốt

Phẫu thuật rò hậu môn hết bao nhiêu tiền

Táo bón

Táo bón là một hiện tượng mà không ít người gặp phải, phần lớn vẫn là do thói quen ăn ít chất xơ, thừa chất đạm, uống không đủ nước, nhịn đại tiện, lười vận động, lười tập thể dục thể thao… hoặc do bệnh lý.

Khi bị táo bón, phân sẽ trở nên khô cứng, miệng hậu môn dễ bị rách, tổn thương, viêm nhiễm. Do đó, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đi ngoài ra máu khi bị táo bón. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây ra nhiều vấn đề về tâm lý mà nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân.

Với các trường hợp táo bón nhẹ có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, chú ý tập thể dục thể thao hàng ngày, đi đại tiện theo một giờ nhất định…

Polyp trực tràng

Bệnh polyp trực tràng chiếm tỷ lệ từ 15 – 40% người trưởng thành mắc phải, đặc biệt thường gặp ở những người cao tuổi và ở nam giới trưởng thành. Bệnh nếu không chữa trị kịp thời có thể biến chứng thành ung thư đại trực tràng đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Đây hầu hết là các khối u được coi là lành tính phát triển bất thường tại trực tràng, thành ruột, trong lòng ruột hoặc ở ngoài thanh mạc. Có nhiều trường hợp khối polyp có kích thước lớn hơn 5mm có nguy cơ cao biến chứng thành ung thư.

Bệnh nhân khi bị polyp trực tràng sẽ có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi, có cuống polyp có thể sa ra bên ngoài mỗi khi đi đại tiện, máu phủ ở ngoài mặt phân và không trộn lẫn với phân, mỗi khi đi ngoài, bệnh nhân có cảm giác đau buốt ở hậu môn, khi thăm khám thấy bề mặt niêm mạc polyp có màu hồng.

Ngoài ra, hiện tượng đi cầu ra máu cũng do các bệnh lý như: Viêm loét đại tràng, ung thư đại trực tràng, rò ống tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, viêm đại trực tràng, sa trực tràng, ung thư dạ dày, do nhiễm trùng qua đường tình dục…

Lưu ý: Khi nhận thấy các triệu chứng đại tiện ra máu, bệnh nhân nên đi thăm khám ngay để được hỗ trợ điều trị kịp thời. Không nên chủ quan kéo dài bởi sẽ cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.

Cách chữa đi ngoài ra máu hiệu quả

Chứng đại tiện ra máu luôn gây ra nhiều bất tiện đối với bệnh nhân khi gặp phải. Nhiều người khi gặp phải biểu hiện này thường sống trong lo sợ, ngại ngần khiến chất lượng công việc, cuộc sống giảm sút nghiêm trọng.

Hiện tại, tùy vào từng tình trạng của bệnh mà sẽ có những cách chữa đi đại tiện ra máu khác nhau do bác sĩ chỉ định. Đối với các trường hợp ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị có tác dụng làm giảm thiểu đi những biểu hiện khó chịu và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm ở khu vực hậu môn.

Còn đối với những trường hợp ở mức độ nặng cần phải can thiệp ngoại khoa bởi các biểu hiện của bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp phẫu thuật để điều trị bệnh.

Đặc biệt, đối với các trường hợp bệnh nhẹ thì có thể kết hợp với việc thay đổi chế độ sinh hoạt, cụ thể:

  • Chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, các thức ăn nhuận tràng tốt cho việc tiêu hóa. Uống đầy đủ nước mỗi ngày, có thể uống nước trái cây, rau củ, súp rau.
  • Hạn chế các thức ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh… và các chất kích thích có hại cho dạ dày.
  • Chú ý đi đại tiện khi có nhu cầu, nên đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định. Không nhịn đi đại tiện, không rặn mạnh hoặc ngồi xổm lâu khi đi đại tiện. Có thể sử dụng loại khăn mềm, sạch để lau hậu môn sau khi đại tiện.
  • Nên tập thể dục, thư giãn bằng các bài tập phù hợp, lành mạnh. Việc hoạt động sẽ giúp tăng cường vận động cho cơ thắt hậu môn, giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp máu lưu thông ổn định hơn.
  • Vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ sau những lần đi đại tiện.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý, tránh làm các công việc nặng nhọc, tránh vận động mạnh. Nếu làm việc ngồi nhiều thì nên thư giãn, đi lại khoảng vài phút trong giờ.

Như vậy, đi ngoài ra máu là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, bệnh nhân vẫn nên đi thăm khám ngay để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu còn vấn đề gì,các bạn hãy nhấp vào ô chat với bác sĩ để các chuyên gia phòng khám đa khoa 11 Thái Hà tư vấn cho bạn, hoặc bạn cũng có thể gọi điện trực tiếp đến số 0365 116 117 để được hỗ trợ.

liên hệ với phòng khámBản đồ đường tới phòng khám
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2020
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2008 - 2018
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám