Viêm vùng chậu được biết là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, nhất là chị em phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ. Bệnh viêm vùng chậu không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt của chị em trong cuộc sống hàng ngày mà nó còn gây ra một số biến chứng nguy hiểm và nặng nhất là bệnh có thể gây vô sinh. Vậy để hiểu viêm vùng chậu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.
Bệnh viêm vùng chậu là gì?
Viêm vùng chậu (PID) là một hội chứng lâm sàng xảy ra khi các vi khuẩn lây truyền qua đường sinh dục không an toàn từ đường sinh dục dưới (âm đạo và cổ tử cung) đi lên đường sinh dục trên (tử cung, vòi dẫn trứng và buồng trứng) và gây ra tình trạng viêm nhiễm tại các cơ quan này.
Bệnh viêm vùng chậu có thể gây ra những viêm nhiễm và ảnh hưởng lên bất cứ cơ quan sinh sản nào trong hố chậu như viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ , tắc vòi dẫn trứng, viêm buồng trứng , ápxe vòi hay buồng trứng, viêm phúc mạc và viêm quanh gan
Có thể bạn quan tâm:
Nguyên nhân nào gây viêm vùng chậu
Các loại vi khuẩn gây viêm vùng chậu thường gặp là song cầu lậu khuẩn, Chlamydia, trùng roi Trichomonas… Do vậy bệnh viêm vùng chậu thường xảy ra ở những người có quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh lậu hay chlamydia…Trong quá trình giao hợp không sử dụng bao cao su, mầm bệnh sẽ bám vào cổ tử cung từ đó gây viêm cổ tử cung, khi cổ tử cung bị viêm nhiễm và hở ra, các vi khuẩn sẽ tấn công vào tử cung, vòi trứng, buồng trứng và ổ bụng, gây ra các ổ nhiễm trùng nặng.
Các thủ thuật hút thai, các thủ thuật trên âm đạo, cổ tử cung cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công lên vùng chậu.
Thói quen vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hay không đúng cách cũng sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại tấn công vào bên trọng vùng kín gây viêm âm đạo…và nếu không điều trị kịp thời và triệt để bệnh việc bị viêm nhiễm ngược dòng là điều khó tránh khỏi.
Triệu chứng khi bị viêm vùng chậu
Thông thường, bệnh viêm vùng chậu không có dấu hiệu , triệu chứng. Các triệu chứng nếu có sẽ xuất hiện từ nhẹ đến trầm trọng, bao gồm:
Đau vùng bụng dưới (có thể đau thành từng cơn hay đau âm ỉ), đau lưng, mệt mỏi, chảy máu âm đạo bất thường..
Đau hoặc ra máu khi giao hợp.
Dịch âm đạo ra nhiều hơn, kèm theo mùi tanh, có thể chuyển sang màu hơi xanh hoặc vàng.
Kinh nguyệt bất thường, máu kinh không đều, đau bụng kinh.
Đau và cảm thấy bỏng rát khi tiểu tiện.
Cơ thể mệt mỏi, sốt và ớn lạnh, buồn nôn, ói, mửa…
Lưu ý: Nếu xuất hiện các triệu chứng trên không đồng nghĩa với việc chị em bị viêm vùng chậu. Đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác như viêm ruột thừa, mang thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng xuất huyết hoặc vỡ, xoắn buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm phúc mạc vùng chậu…Do vâ, để biết chính xác chị em cần đến các phòng khám chuyên khoa để bác sĩ xét nghiệm, kiểm tra và đưa ra kết luận cuối cùng.
Những biến chứng thường gặp ở viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu là căn bệnh phụ khoa nguy hiểm, nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Vô sinh: Viêm nhiễm vùng chậu có thể hình thành mô sẹo, gây ra tắc ống dẫn trứng, ngăn cản sự thụ tinh và tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Ước tính, cứ 10 chị em bị viêm vùng chậu sẽ có 1 chị em bị vô sinh.
Thai ngoài tử cung: Trứng sau khi được thụ tinh bị ngăn chặn ở mô sẹo của ống dẫn trứng (gây ra bởi viêm vùng chậu). Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm vì có thể khiến ống dẫn trứng bị vỡ, gây chảy máu ồ ạt vào khoang bụng và xương chậu, đe dọa tính mạng thai phụ.
Đau vùng chậu mãn tính: Viêm vùng chậu sẽ gây ra các cơn đau vùng chậu kéo dài trong nhiều năm.
Các biến chứng nguy hiểm khác như: Viêm nội mạc tử cung, viêm phúc mạc vùng chậu, apxe buồng trứng…
Chuẩn đoán và điều trị viêm vùng chậu
Phương pháp chuẩn đoán bệnh
Khi thấy có cảm giác trằn nhẹ vùng bụng dưới, những triệu chứng khác có thể gồm có khí hư âm đạo (huyết trắng âm đạo ra nhiều hơn kèm theo có mùi tanh hơn. Màu sắc huyết trắng có thể chuyển sang màu hơi xanh hoặc màu vàng), kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh và giao hợp đau, tiểu khó. Đây là những dấu hiệu đầu tiên nhận biết ra bệnh viêm vùng chậu vì vậy nếu thấy có những dấu hiệu bất thường này cần đến ngay gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời.
Trên thực tế, không có xét nghiệm đặc hiệu nào giúp chẩn đoán viêm vùng chậu. Các xét nghiệm sau chỉ có thể hỗ trợ chẩn đoán viêm vùng chậu từ 83% đế 95%:
Xét nghiệm Lậu và Chlamydia: Hai tác nhân chính gây ra 70-90% các trường hợp viêm vùng chậu. Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch cổ tử cung để làm xét nghiệm.
Siêu âm vùng chậu: Trong giai đoạn đầu của viêm vùng chậu thì kết quả siêu âm có thể bình thường, nhưng khi bệnh tiến triển thì nội mạc tử cung sẽ dày, vùng chậu xuất hiện dịch và khoang tử cung bị căng do chất lỏng hoặc khí.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp ảnh từ tính (MRI), phẫu thuật nội soi, sinh thiết nội mạc tử cung … đều có thể hỗ trợ chẩn đoán viêm vùng chậu.
Cách chữa trị bệnh viêm vùng chậu
Việc điều trị viêm vùng chậu thường chữa theo hướng nội khoa tuy nhiên phác đồ điều trị bệnh cụ thể như nào thì cần khám xét để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và tình trạng viêm vùng chậu thì việc chữa trị mới có thể đạt được hiệu quả. Chính vì vậy chị em tuyệt đối không được mua thuốc về sử dụng tùy tiện vì việc uống thuốc không đúng nguyên nhân và giai đoạn bệnh sẽ làm các vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc từ đó sẽ giảm hiệu quả điều trị bệnh.
Điều trị viêm vùng chậu cần dùng đến kháng sinh, theo đường uống hoặc tiêm. Phác đồ dùng kháng sinh phụ thuộc vào vi khuẩn gây viêm và mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Chị em bị viêm vùng chậu mức độ nhẹ đến trung bình thì chỉ cần một liều kháng sinh tiêm duy nhất kết hợp với uống thuốc sẽ có hiệu quả.
Nếu các triệu chứng không cải thiện sau 3 ngày hoặc với chị em mắc bệnh nặng thì bác sĩ sẽ trực tiếp tiêm tĩnh mạch.
Một số trường hợp viêm vùng chậu cần phải nhập viện bao gồm:
Chị em đang mang thai
Chị em bị biến chứng apxe buồng trứng hoặc ống dẫn trứng phải phẫu thuật.
Viêm vùng chậu có các triệu chứng trầm trọng như buồn nôn hoặc ói mửa, sốt cao… cần phải nhập viện theo dõi.
Lưu ý:
Viêm vùng chậu do các bệnh lây truyền qua đường tình dục cần phải kiểm tra và điều trị cho cả bạn tình ngay cả khi họ không có dấu hiệu, triệu chứng.
Các triệu chứng có thể biến mất trước khi nhiễm trùng khỏi hẳn nên chị em bắt buộc phải dùng hết thuốc kháng sinh theo đơn.
Ngay cả khi viêm vùng chậu được chữa khỏi thì các thiệt hại đã xảy ra cho hệ thống sinh sản vẫn là vĩnh viễn. Do đó, điều quan trọng là cần phát hiện bệnh sớm để được điều trị kịp thời.
Phòng ngừa bệnh viêm vùng chậu như thế nào?
Bên cạnh việc đi đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và điều trị chị em cần thực hiện nghiêm chỉnh các thói quen sinh hoạt dưới đây để việc điều trị nhanh chóng đạt kết quả cũng như phòng ngừa bệnh viêm vùng chậu tái phát:
Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với một bạn tình duy nhất hoặc giảm số bạn tình hoặc dùng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục.
Nếu bạn dưới 25 tuổi và có quan hệ tình dục thì cần làm xét nghiệm định kỳ các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là Chlamydia hàng năm.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa âm đạo, không dùng dung dịch có chất tẩy rửa mạnh, lựa chọn quần lót có độ rộng vừa phải, chất liệu thoáng mát…
Chị em mắc bệnh lậu và Chlamydia cần phải điều trị triệt để, giảm nguy cơ biến chứng sang viêm vùng chậu.
Không nên quan hệ sớm sau khi sinh nở, sảy thai hoặc phá thai hoặc sau khi làm các can thiệp ngoại khoa để bảo đảm cổ tử cung được đóng lại.
Khám bác sĩ ngay nếu như chị em cho rằng chồng mình đang hoặc đã từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Khám bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng viêm vùng chậu như đau bất thường, khí hư nặng mùi, ra máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt hoặc tiểu tiện nóng rát…
Hi vọng các thông tin về bệnh viêm vùng chậu trên đây sẽ giúp chị em có thể tích lũy thêm thông tin về các bệnh phụ khoa từ đó có thể chủ động phòng tránh và xử lý kịp thời nếu không may bị mắc bệnh để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình. Mọi thắc mắc hay cần sự tư vấn từ các chuyên gia phòng khám THÁI HÀ vui lòng gọi: 0365 116 117 để được tư vấn trực tiếp.