Viêm bàng quang cấp là bệnh lý gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, đa số chỉ phát hiện và đi điều trị bệnh khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh viêm bàng quang cấp từ đó có thể sớm phát hiện và điều trị bệnh nếu không may bị mắc bệnh để bảo vệ sức khỏe của mình.
Viêm bàng quang câp là gì?
Viêm bàng quang cấp là tình trạng bàng quang bị nhiễm trùng, từ đó gây ra rất nhiều khó khăn cho người bệnh khi đi tiểu tiện.
Nguyên nhân gây viêm bàng quang cấp
Là do bàng quang bị các vi khuẩn có hại như E.Coli, nấm Candida, Chlamydia, song cầu lậu khuẩn…gây ra. Các vi khuẩn này có cơ hội xâm nhập vào bàng quang là do:
Quan hệ tình dục không an toàn.
Không giữ vệ sinh bộ phận sinh dục.
Ăn uống không vệ sinh.
Nhịn tiểu tiện.
Bị mắc các bệnh lý như viêm niệu đạo, sỏi thận…nhưng không điều trị hoặc điều trị nhưng không dứt điểm.
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt là gì
Bị đau tinh hoàn bên trái
Viêm bàng quang cấp nếu không được chữa trị kịp thời bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, khi đó bệnh không những khó điều trị mà người bệnh còn có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như ung thư cổ bàng quang, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, ung thư có quan sinh dục ngoài, u xơ tuyến tiền liệt…
Triệu chứng viêm bàng quang cấp
Sau khi bị các vi khuẩn có hại xâm nhập vào bàng quang, chỉ sau 1 thời gian ngắn người bệnh sẽ bắt đầu thấy xuất hiện những triệu chứng của bệnh viêm bàng quang cấp bao gồm:
Tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu rắt, tiểu gấp, lúc nào cũng có cảm giác muốn tiểu: Đây là triệu trứng điển hình của bệnh viêm bàng quang cấp. Sở dĩ triệu chứng này xảy ra là do niêm mạc bàng quang bị viêm nên rất dễ bị kích thích từ đó làm số lần đi tiểu tăng lên khiến cho người bệnh lúc nào cũng buồn đi tiểu tiện.
Nước tiểu có màu đục hoặc đỏ do trong nước tiểu của người bệnh có lẫn mủ hay máu. Ngoài ra nước tiểu của những người bị viêm bàng quang cấp cũng rất hôi.
Đau và buốt: Triệu chứng này xảy ra trong suốt quá trình đi tiểu, thậm chí còn kéo dài sau khi tiểu xong. Cảm giác đau buốt này dọc từ niệu đạo lên bàng quang
Viêm bàng quang cấp có thể gây sốt nhẹ hay nặng hơn thì sốt cao (hoặc không sốt) nên người bệnh không cảm nhận được.
Để không phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như trên người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường ở đường tiểu như tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu buốt…
Cách điều trị viêm bàng quang
Chủ yếu được điều trị theo hướng nội khoa ( sử dụng thuốc) tuy nhiên việc sử dụng loại thuốc nào, liều lượng ra sao, thời gian uống bao lâu…thì cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh ( loại vi khuẩn gây bệnh) do đó người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ tiến hành làm siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm nước tiểu, nội soi bàng quang để tìm ra nguyên nhân viêm bàng quang cấp. Việc đi thăm khám nam khoa khi phát hiện dấu hiệu của bệnh là điều vô cùng cần thiết vì nếu không được điều trị sớm viêm bàng quang cấp sẽ chuyển sang mãn tính như vậy việc điều trị sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều.
Vì triệu chứng viêm bàng quang cấp khá giống với triệu chứng của các bệnh lý như viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo…do đó người bệnh cần đi kiểm tra mới biết chính xác được bệnh. Tuyệt đối không được tự điều trị mò bệnh ở nhà vì sẽ có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Cách phòng tránh viêm bàng quang cấp
Để việc điều trị viêm bàng quang cấp nhanh chóng đạt kết quả cũng như phòng tránh bệnh, người bệnh cần thực hiện nghiêm túc những điều dưới đây:
Uống đủ nước mỗi ngày ( 2 lít/ ngày) và tăng cường ăn những thực phẩm lợi tiểu như dưa hấu, bí xanh để cơ thể thải bớt độc tố qua đường tiểu, trước khi ăn phải vệ sinh thực phẩm kỹ lưỡng. Cần tránh các đồ kích thích, đồ cay nóng, đồ có ga…
Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục để tránh bị viêm nhiễm
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh bị lây nhiễm các bệnh bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thông qua con đường này
Đi tiểu ngay khi buồn tiểu. Tuyệt đối không được nhin tiểu tiện vì việc nhịn tiểu tiện rất nguy hiểm do khi nhịn tiểu tiện sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn có hại tấn công bàng quang và việc nhịn tiểu còn có thể gây vỡ bàng quang.
Thường xuyên tập thể dục thể thao với các bài tập liên quan đến cùng chậu như tập yoga, đi bộ, đạp xe…cũng là cách phòng tránh bệnh viêm bàng quang cấp rất hiệu quả.
Trên đây là các thông tin vô cùng quan trọng về bệnh viêm bàng quang cấp. Nếu còn có bất kì thắc mắc nào, vui lòng gọi theo số điện thoại đường dây nóng: 0365 116 117 hoặc chọn “ Bác sĩ tư vấn” trên website của PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ để được các chuyên gia tại phòng khám nam khoa tư vấn trực tiếp.