Polyp hậu môn là gì? Polyp hậu môn có tác hại như thế nào đến sức khoẻ và cuộc sống? Cách chữa trị ra sao?
- Polyp đường tiêu hóa là một chứng bệnh rất thường gặp và rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác như trĩ, sa hậu môn trực tràng, lồng ruột... Bệnh polyp đường tiêu hóa là một bệnh khá phổ biến, khoảng 1% số trẻ ở tuổi học đường bị bệnh này, đồng thời polyp cũng là nguyên nhân gây chảy máu đường tiêu hóa thấp thường gặp ở trẻ em. Loại polyp trẻ, đơn độc thuộc dạng viêm và lành tính chiếm 80%, polyp bạch huyết chiếm khoảng 15%, còn lại là các polyp dạng u tuyến.
Loại polyp viêm thường biểu hiện qua việc đi cầu ra máu kéo dài. Thăm khám trực tràng sẽ sờ được polyp trong khoảng 70% trường hợp; những trường hợp nằm cao hơn sẽ nhờ vào ống soi mềm. Trong điều trị, polyp thường được cắt bỏ dễ dàng qua đường hậu môn hoặc qua ống soi mềm.
Đối với các bệnh đa polyp ở trẻ em, đáng chú ý nhất vẫn là bệnh đa polyp có tính gia đình. Đây là bệnh di truyền theo nhiễm sắc thể thường, với khoảng 10% đột biến mới. Bệnh có tiềm năng ác tính rất cao. Chẩn đoán dựa vào tiền sử gia đình, soi trực tràng và xét nghiệm nhiễm sắc thể. Cần soi dạ dày và tá tràng để phát hiện polyp kết hợp.
85% người mắc bệnh đa polyp sẽ bị ung thư ở lứa tuổi 30 nếu không điều trị kịp thời. Ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng mạn tính trên 10 năm, nguy cơ ung thư là 10%, sau 25 năm là 25%.
Trường hợp khối u nằm sát hậu môn, bệnh nhân sẽ bị cắt bỏ hậu môn. Tuy nhiên, trước khi làm điều này, bác sĩ phải cân nhắc kỹ lưỡng và cố gắng tối đa để nối ruột; trường hợp không thể nối ruột sẽ phải làm hậu môn nhân tạo.