Địa chỉ:Số 11 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Giờ làm việc :Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)
Cơ sở y tế
0365116117
0365116117

Bị sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không, cần làm gì

Bị sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không, cần làm gì
Điểm trung bình: 9.7 / 10 (24 lượt đánh giá)
Cập nhật: 2024-01-10 09:39:45

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh sùi mào gà đang xu hướng ngày càng tăng lên, cũng có rất nhiều trường hợp nữ giới đang mang thai mà nhiễm phải căn bệnh xã hội nguy hiểm này, khiến cho bản thân lo lắng không biết phải làm thế nào? Phải xử lý ra sao? Bệnh sùi mào gà có ảnh hưởng đến em bé không? Là những câu hỏi được đặt ra rất nhiều khi chị em phụ nữ đang ở trong hoàn cảnh này. Vậy mắc sùi mào gà khi đang mang thai cần làm gì? Hãy cùng xem các chuyên gia nói như thế nào trong bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm:

Bị sùi mào gà khi đang mang thai có nguy hiểm không, cần làm gì
Bị sùi mào gà khi đang mang thai có nguy hiểm không?

Thông tin bệnh sùi mào gà khi mang thai

Bệnh sùi mào gà còn được nhiều người biết đến với cái tên mụn cóc sinh dục hay bệnh mồng gà, nguyên nhân chính hình thành nên bệnh là do Virus Human Papilloma (HPV) ký sinh gây ra.

HPV thường sống và phát triển ở môi trường ẩm ướt, ấm áp, chính vì vậy mà chúng được tìm thấy nhiều nhất ở bộ phận sinh dục của nữ giới đang mang thai như: Âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, cổ tử cung, xung quanh lỗ tiểu, háng, bẹn,…. Ngoài ra virus HPV còn được tìm thấy ở vùng miệng, vùng hậu môn của chị em phụ nữ đang mang thai.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà khi mang thai?

Khi chị em phụ nữ mang thai bị nhiễm virus HPV gây bệnh sùi mào gà, sau thời gian ủ bệnh khoảng 2 tháng, thai phụ sẽ có một số những biểu hiện dễ nhận biết phải kể đến như:

Tại những vị trí nhiễm phải virus sùi mào gà sẽ bắt đầu xuất hiện những nốt sùi mào gà nhỏ có kích thước khoảng từ 1 – 3mm, mọc đơn lẻ, tách biệt, hơi nhô như nốt nhú gai, thường mềm và có màu hồng nhạt. Thế nhưng tùy vào cơ địa da của mỗi mẹ bầu mà có người sẽ có nốt sùi màu da hoặc màu xám tím. Các nốt sùi mào gà lúc này không gây ra đau đớn, không gây ngứa ngáy cho các mẹ bầu, nhưng khi có va chạm nhẹ thì các nốt sùi này rất dễ vỡ và chảy máu.

Sau một thời gian nếu bệnh chưa được phát hiện để điều trị, sẽ tiếp tục phát triển. Các nốt sùi mào gà lúc này mọc thành những đám dày đặc, kết lại với nhau tạo thành những mảng lớn nhìn như cái súp lơ hoặc cái mào gà. Các khối sùi mào gà này có thể lớn đến vài centimet. Trong giai đoạn này, các nốt sùi thường rất mềm, ẩm ướt, dễ vỡ, đụng nhẹ cũng có thể vỡ ra chảy cả máu lẫn mủ có kèm mùi hôi, gây nên cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu cho người bệnh.

Thông thường với chị em đang mang thai sẽ sức đề kháng khá yếu, do cơ thể có nhiều sự thay đổi, mất cân bằng nội tiết tố. Chính vì vậy mà những dấu hiệu của bệnh sùi mào gà sẽ xuất hiện sớm hơn những người phụ nữ thông thường.

Bị bệnh sùi mào gà khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Như đã chia sẻ, bệnh sùi mào gà gây ra rất nhiều những ảnh hưởng đến cả thai phụ và thai nhi, cụ thể:

Ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ

Gây ra tình trạng bội nhiễm: Với chị em phụ nữ mang thai sức đề kháng sẽ yếu hơn so với những người bình thường. Chính vì vậy nếu bệnh sùi mào gà lâu ngày không được chữa trị sẽ gây ra tình trạng bội nhiễm, tạo điều kiện cho các căn bệnh xã hội nguy hiểm khác phát triển.

Suy giảm mạnh về sức khỏe: Do chị em phụ nữ bị ảnh hưởng bởi những triệu chứng thường có ở thai kỳ, cộng với việc bị tấn công bởi virus sùi mào gà sẽ khiến cho sức khỏe của chị em phụ nữ mang thai suy giảm đáng kể. Khiến chị em phụ nữ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, khó chịu trong người.

Có khả năng mất máu khó cầm, sảy thai và sinh non: Theo các chuyên gia y tế cho biết, mắc bệnh sùi mào gà khi đang mang thai có thể khiến cho nữ giới gặp tình trạng chảy máu bất thường, khó cầm. Nếu tình trạng này không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến cả tính mạng.

Ảnh hưởng về mặt tâm lý của mẹ bầu: Mắc sùi mào gà khi đang mang thai còn gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của chị em phụ nữ. Khi đang mang thai, trạng thái tâm lý của chị em thường cũng thay đổi khá nhiều, nên lúc này mắc bệnh sùi mào gà sẽ dễ đến tình trạng trầm cảm, stress vì lo lắng quá độ, sợ hãi gây ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé.

Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung: Bệnh sùi mào gà không được chữa trị kịp thời, bệnh phát triển mạnh biến chứng gây ra các chứng bệnh nguy hiểm cho thai phụ như: Ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ và ung thư hậu môn. Đặc biệt, tình trạng bệnh sùi mào gà là yếu tố khiến cho bệnh ung thư cổ tử cung ở chị em phụ nữ mang thai phát triển mạnh mẽ hơn bình thường.

Ngoài ra, với chị em phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà, nếu sinh thường các vết sùi mào gà có thể gây cản trở đến quá trình sinh đẻ.

Sùi mào gà lây truyền từ mẹ sang con?

Theo các chuyên gia y tế cho biết, bệnh sùi mào gà sẽ lây từ người mẹ sang người con chủ yếu do thai nhi tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh ở bộ phận sinh dục của người mẹ khi sinh thường. Ngoài ra thì bệnh sùi mào gà còn có thể lây nhiễm qua thai nhi bằng các con đường sau:

  • Lây truyền qua nhau thai vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ.
  • Lây truyền bệnh sùi mào gà cho bé qua đường máu.
  • Có khả năng lây nhiễm virus HPV cho bé qua đường dây rốn trong quá trình sinh đẻ.

Những con đường này tuy có khả năng lây nhiễm bệnh sùi mào gà cho em bé, nhưng tỷ lệ lây nhiễm lại không cao và thường khó lây nhiễm hơn việc em bé tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh của người mẹ.

Bệnh sùi mào nếu để lâu không được chữa trị ngoài việc gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ, gây tổn thương cho cơ quan sinh dục của thai phụ, nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của người mẹ. Thêm vào đó trong quá trình mang thai, bệnh sùi mào gà còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai.

Vì vậy mà trong quá trình mang thai, nếu chị em có dấu hiệu của bệnh sùi mào gà, phải đến cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt, để được bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của chị em và cả thai nhi, qua đó có phương án chữa trị kịp thời và tư vấn cách sinh nở phù hợp đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng

Ngoài việc có thể khiến cho em bé trong bụng nhiễm virus HPV bẩm sinh, việc mắc bệnh sùi mào gà khi đang mang thai của chị em phụ nữ còn khiến cho thai nhi trong bụng chậm phát triển.

Khi em bé được sinh ra nhiều khả năng mắc bệnh sùi mào gà ở vùng họng và vùng mắt, khiến cơ thể của trẻ có hệ miễn dịch kém, suy giảm về thị lực, dễ mắc các bệnh lý về da và suy đường hô hấp, nhiều trường hợp còn khiến trẻ tử vong.

Mắc bệnh sùi mào gà khi đang mang thai cần làm gì?

Mắc bệnh sùi mào gà khi đang mang thai cần phải làm gì? Để trả lời cho câu hỏi này của chị em phụ nữ, các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết, việc đầu tiên khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu của bệnh sùi mào gà, chị em cần phải đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh, qua đó được bác sĩ chuyên khoa theo dõi tình trạng sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng và có những biện pháp điều trị phù hợp giúp hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh sùi mào gà từ mẹ sang con.

Lúc này tùy thuộc vào mức độ bệnh của thai phụ mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định những phương pháp điều trị bệnh khác nhau như: Điều trị bệnh sùi mào gà bằng phương pháp nội khoa hoặc điều trị bằng phương pháp ngoại khoa.

Điều trị bệnh sùi mào gà khi đang mang thai bằng phương pháp nội khoa

Sử dụng thuốc bôi điều trị bệnh sùi mào gà: Đối với trường hợp chị em trong lúc mang thai phát hiện bệnh sùi mào gà sớm, tình trạng bệnh lúc này còn nhẹ. Các nốt sùi mào gà vẫn còn mọc đơn lẻ và mọc bên ngoài, vẫn chưa để lại những biến chứng nặng nề nào. Bác sĩ chuyên khoa lúc này sẽ chỉ định cho chị em phụ nữ sử dụng thuốc bôi để điều trị bệnh sùi mào gà.

Tùy vào tình trạng ở mỗi cá nhân khác nhau, bác sĩ sẽ kê liều lượng khác nhau. Chị em phụ nữ cần tuân thủ dùng theo đúng sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị bệnh sùi mào gà khi đang mang thai bằng các phương pháp ngoại khoa

Điều trị bằng các phương pháp đốt: Với trường hợp chị em đang mang thai phát hiện bệnh sùi mào gà muộn, lúc này bệnh đã phát triển mạnh mẽ, các nốt sùi mọc dày đặc, kết thành từng khối lớn và quá trình điều trị nội khoa không mang lại được hiệu quả. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định cho chị em phụ nữ sử dụng các phương pháp đốt để điện trị bệnh sùi mào gà như: Đốt tia laser, áp lạnh hoặc dao mổ điện.

  • Phương pháp dao mổ điện: Chủ yếu dùng dòng điện cao tần để đốt nóng các nốt sùi mào gà, phương pháp này thích hợp với cả các nốt sùi khô. Dao mổ điện là phương pháp khá đơn giản, mang lại được hiệu quả điều trị, thế nhưng lại có thể để lại sẹo cho người bệnh và vùng da bị đốt sẽ khó hồi phục.
  • Phương pháp áp lạnh: Với phương pháp này, bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng Nitơ lỏng hoặc Cacbondioxit đông lạnh áp lên các nốt sùi mào gà, gây ra các vết rộp xung quanh nốt sùi mào gà, các nốt sùi lúc này sẽ bong ra theo phần da bị rộp. Phương pháp này thực hiện trong khoảng 5 – 15 phút, thực hiện nhiều lần trong quá trình điều trị. Khả năng điều trị khỏi bệnh lên đến 70% những có thể gây ra đau đớn, sưng rộp cho người bệnh.
  • Phương pháp tia laser: Ở phương pháp này, bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng chùm ánh sáng tia laser cường độ cao để đốt các nốt sùi mào gà, nhằm loại bỏ hết các nốt sùi, mang lại hiệu quả điều trị tốt, khó tái phát lại bệnh. Thế nhưng phương pháp này có giá thành khá cao, không sử dụng để điều trị các nốt sùi nằm trên bộ phận sinh dục, bề mặt các nốt sùi sau khi tia sẽ hơi khó phục hồi, dễ bị viêm và có thể để lại sẹo.

Điều trị bằng phương pháp ALA – PDT: Các chuyên gia y tế cho biết, hiện nay phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà cho nữ giới đang mang thai bằng phương pháp ALA – PDT được xem là phương pháp tối ưu, mang lại hiệu của điều trị bệnh cực kỳ cao.

Những ưu điểm mà phương pháp ALA – PDT có thể mang lại cho người bệnh, đó là:

  • Quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, không gây ra đau đớn cho người bệnh.
  • Đảm bảo độ thẩm mỹ cao, không để lại sẹo.
  • Không làm ảnh hưởng đến các mô tế bào xung quanh, thời gian phục hồi bệnh nhanh chóng.
  • Bệnh nhân chỉ cần phải thực hiện điều trị một lần mà vẫn mang đến hiệu quả điều trị bệnh cao, không tái phát lại bệnh.

Trên đây là tất cả những thông tin được chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà cung cấp, nhằm giúp chị em hiểu rõ về căn bệnh sùi mào gà và sự nguy hiểm mà nó có thể gây ra cho chị em và thai nhi trong quá trình mang thai. Qua đó giúp chị em biết rõ được bản thân cần làm gì khi đang mang thai mà mắc phải bệnh sùi mào gà. Nếu chị em còn điều gì chưa rõ cần được giải đáp kỹ hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua khung chat ở ngay trên màn hình hoặc gọi qua số hotline/zalo: 0365.116.117, miễn phí.

liên hệ với phòng khámBản đồ đường tới phòng khám
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2020
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2008 - 2018
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám