Địa chỉ:Số 11 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Giờ làm việc :Từ 08h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)
Cơ sở y tế
0365116117
0365116117

Mụn rộp sinh dục ở môi, miệng là gì? Cách chữa như thế nào?

Mụn rộp sinh dục ở môi, miệng là gì? Cách chữa như thế nào?
Điểm trung bình: 8.8 / 10 (17 lượt đánh giá)
Cập nhật: 2024-01-25 07:41:08

Mụn rộp ở môi, miệng là một bệnh lý phổ biến với số người mắc bệnh ngày càng tăng. Vậy mụn rộp ở môi, miệng là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu? Biểu hiện và cách chữa bệnh như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

mun-rop-sinh-duc-o-moi

Mụn rộp ở môi

Mụn rộp ở môi, miệng là gì?

Mụn rộp ở môi, miệng hay còn có tên gọi khác là Herpes môi, miệng. Là bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi một loại virus có tên khoa học là Herpes simplex (HSV) gây nên. Chủng loại virus HSV gây mụn rộp ở môi chính là HSV -1 và HSV -2. Hai loại HSV này chính là tác nhân hình thành nên những vết loét ở xung quanh miệng.

Theo nghiên cứu của Hội da liễu Mỹ cho biết: Trên thực tế thì hơn một nửa số người từ 14 – 40 tuổi bị nhiễm virus HSV từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nốt mụn của Herpes thường gần giống với các bệnh về da như: mụn trứng cá, nẻ môi, loét miệng,… nên người bệnh thường hay chủ quan.

Bệnh mụn rộp ở môi trong khoảng thời gian từ 3 đến 7 ngày kể khi khi bắt đầu nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, đồng thời cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, Herpes cần phải được chữa càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây mụn rộp sinh dục ở miệng

Virus herpes simplex là nguyên nhân chính gây bệnh mụn rộp sinh dục và thường xâm nhập vào cơ thể thông qua rất nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên thì không phải lúc nào cũng rõ ràng lên được lý do tại sao con người lại bị nhiễm virus gây mụn rộp môi. Một số những nguyên nhân tiêu biểu và phổ biến gây mụn rộp ở môi, miệng có thể kể đến như:

  • Virus HSV có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương hở trên da qua những tiếp xúc ân ái với người bệnh như hôn.
  • Sang chấn hay phẫu thuật nhẹ ở vùng môi cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh.
  • Quá trình sinh sống sử dụng chung đồ đạc cá nhân như: son môi, quần áo, dao cạo râu, khăn tắm, bát, cốc,… cũng có thể lây nhiễm bệnh.
  • Mụn rộp ở môi miệng cũng có thể lây truyền từ mẹ cho con sang quá trình mang thai.
  • Những người bị thiếu ngủ, bị ốm hay có tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời cũng là những đối tượng có nguy cơ có thể bị nhiễm bệnh.
  • Những căng thẳng, stress và áp lực mệt mỏi sẽ khiến cho hệ miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Nam nữ đôi khi cũng có có thể bị mụn rôph ở môi do dị ứng thuốc hay dị ứng thực phẩm.

Herpes môi là bệnh lý có thể lây nhiễm trực tiếp cũng như có thể lan tới các vùng khác trên cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh nên đi kiểm tra ngay khi có dấu hiệu bất thường để bác sĩ phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.

✜ Có thể bạn quan tâm:

Dấu hiệu nhận biết nhú gai sinh dục

Mụn cóc là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu nhận biết mụn rộp ở môi

Chúng ta có thể nhận biết mụn rộp ở miệng thông qua một số những dấu hiệu cơ bản như:

  • Xung quanh môi và miệng xuất hiện của các vết loét, mụn nước nổi lên thành đám các nốt phồng rộp.
  • Những vết loét mụn nước này khi mới xuất hiện thì sẽ mọc lên trên nền đỏ. Tuy nhiên, chúng sẽ dần dần khô đi, có màu vàng nhạt và có hiện tượng bong vảy.
  • Người bị mụn rộp ở môi, miệng thì thường sẽ bị đau gây ảnh hưởng cho quá trình ăn uống.
  • Triệu chứng của bệnh Herpes còn là hiện tượng sốt, đau họng và sưng hạch ở cổ.
  • Đối với trẻ em bị mụn rộp ở miệng thì sẽ có hiện tượng thường xuyên chảy dãi.

Những triệu chứng và biểu hiện của bị mụn rộp thường rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ở môi khác. Để nhận biết chính xác được là bản thân có đang bị mắc bệnh lý mụn rộp ở miệng hay không, người bệnh hãy chủ động đến những cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám.

Mụn rộp ở môi là bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng và có thể lây nhiễm bùng phát khắp mọi nơi trong miệng. Vì vậy, người mắc bệnh tuyệt đối không nên chủ quan.

Điều trị mụn rộp sinh dục ở môi, miệng

Các nốt mụn rộp khi không được điều trị kịp thời thì sẽ nhanh chóng lây lan sang các vùng khác. Đồng thời cũng sẽ gây nên rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng trực tiếp cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, bệnh cần phải được điều trị nhanh chóng, càng sớm càng tốt. Để điều trị mụn rộp sinh dục ở môi, miệng các bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị sau:

Điều trị mụn rộp ở môi tại nhà

Nếu như tự nhiên thấy xuất hiện những nốt mụn nước nổi lên ở miệng, nghi ngờ là bệnh lý mụn rộp ở môi thì người bệnh có thể thử áp dụng một số cách điều trị tại nhà như sau:

Súc miệng hàng ngày bằng nước muối pha loãng hay baking soda. Với công dụng diệt khuẩn, khử trùng sẽ tác động giúp cho vùng mụn rộp giảm nguy cơ nhiễm trùng nhanh chóng.

Người bệnh cũng có thể sử dụng vaseline để bôi vào những nốt mụn rộp và xung quanh da để khiến cho vết thương khô lại và mau chóng khỏi.

Sử dụng một số loại nguyên liệu tự nhiên như: lá ngải cứu, lá trà xanh, nha đam, nước cây phỉ, diếp cá,… để đắp vào các nốt mụn hay lau rửa vết thương để làm giảm triệu chứng khó chịu của bệnh và tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng.

Sử dụng khăn ướt mát chườm lên vết thương, mỗi ngày thực hiện 3 lần và mỗi lần khoảng 15 – 20 phút để làm giảm đi các triệu chứng do bệnh gây nên.

Thường thì những nốt mụn rộp Herpes sẽ tự biến mất trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, để giảm đi các triệu chứng của bệnh Herpes và tiêu diệt bệnh nhanh chóng thì người bệnh có thể thực hiện cách chữa bệnh tại nhà như bên trên có chia sẻ để điều trị.

Sử dụng thuốc để điều trị mụn rộp ở môi, miệng

Một số loại thuốc kháng virus, thuốc giảm đau, thuốc bôi tại chỗ sẽ có tác dụng giảm đau nhức, giúp tiêu diệt virus và ngăn chặn bệnh có thể bùng phát trong tương lai. Thuốc để chữa Herpes có thể được sử dụng hàng ngày với liều lượng do bác sĩ quy định, tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh mà liều lượng dùng mỗi người mỗi khác.

Ngoài việc sử dụng thuốc chữa bệnh với liều lượng và cách sử dụng theo quy định của bác sĩ. Các bạn cũng có thể điều trị bổ sung thêm cho cơ thể với một số loại thuốc như: vitamin C để giảm thời gian phát bệnh và giúp cho hệ miễn dịch và sức khỏe cơ thể được tốt và khỏe mạnh hơn.

Để quá trình sử dụng thuốc chữa mụn rộp ở môi được an toàn và hiệu quả thì người bệnh cần kết hợp với quá trình điều trị bệnh tại nhà. Đồng thời, tuyệt đối không được mua thuốc về nhà sử dụng mà phải sử dụng thuốc theo quy định và dưới sự giám sát của bác sĩ.

Cách ngăn ngừa mụn rộp miệng

Để phòng chống mụn rộp ở môi xuất hiện và cũng như để ngăn ngừa bệnh tái phát thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

➤ Uống nhiều nước

➤ Tránh để môi tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, sử dụng son dưỡng môi thường xuyên.

➤ Không sử dụng chung đồ đạc cá nhân nếu như nghi ngờ người khác mắc bệnh.

➤ Có chế độ ăn uống khoa học, tránh ăn các loại đồ ăn giàu arginine có trong đậu, lạc, cà rốt,…

➤ Xây dựng chế độ nghỉ ngơi điều độ, hạn chế lo âu và căng thẳng.

➤ Đối với trẻ em cần khuyến khích rửa tay và vệ sinh đồ chơi thường xuyên.

➤ Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác cần phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ.

Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có cái nhìn tổng quan về mụn rộp sinh dục ở môi, miệng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn hãy nhắn tin cho các bác sĩ tại đây hoặc gọi điện đến số 0365 116 117 để được tư vấn miễn phí.

liên hệ với phòng khámBản đồ đường tới phòng khám
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2020
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2008 - 2018
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám